tổng thống nguyễn văn thiệu nói và làm, thủ tướng trần thiện khiêm, lưu vong đài loan, kissinger,

 

                                              TNG THNG NGUYN VĂN THIU
                                          
Nhng gì ông nói và nhng gì ông làm


                                                                                                                 Thm Sơn Hà

                                             

        Ngày 1/10/1974, phát biểu trên Đài Phát thanh và Đài Truyền hình trong 2 tiếng đồng hồ, Tổng thống Thiệu tuyên bố là miền Nam sẽ chiến đấu "đến giọt máu cuối cùng và hạt gạo cuối cùng" chứ không đầu hàng ……………………………………………………………. Tổng thống tuyên bố gần đây ông là đối tượng của những cáo buộc xuyên tạc ông tham nhũng và đã bảo vệ tham nhũng. Ông kiên quyết khẳng định là những cáo buộc này chẳng qua là vu khống và phỉ báng, và nói rằng những người đưa ra những cáo buộc đó có thể là bù nhìn của cộng sản hoặc của người nước ngoài.
Cuối cùng, Thiệu tuyên bố rằng nếu hòa bình đến, thậm chí trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ông sẽ từ chức; nhưng miễn là cần thiết để bảo vệ đất nước, ông sẽ vẫn tại vị.
[1]

       Ngày 10/1/1975, Tổng thống Thiệu nói với công chúng trên Đài Truyền hình rằng mọi người đang lo lắng về sự sụp đổ của Phước Long, điều mà chính phủ đã lên án trước dư luận thế giới. Ông nói chúng ta phải coi mất Phước Long - giống như mất Lê Minh, Kiến Đức, Rạch Bắp, An Điền - chỉ là tạm thời. "
Chúng ta sẽ trở lại Phước Long, cũng như chúng ta sẽ trở lại An Điền, Kiến Đức, Rạch Bắp, Lê Minh." [2]

       Ngày 30/1/1975, trong bữa ăn sáng của Thiệu với bảy ký giả để xin thêm viện trợ quân sự. Ông tỏ vẽ lo lắng Hoa Kỳ có thể bỏ rơi Nam Việt Nam. Ông cho biết 300 triệu viện trợ bổ sung "quan trọng." Khi được hỏi nếu không có nó, liệu miền Nam sẽ sụp đổ, Thiệu trả lời 1975 "quá sớm" nhưng tình hình "chắc chắn" sẽ trở nên nguy hiểm.

Thiệu đổ lỗi cho việc mất Phước Long do giảm viện trợ làm hạn chế khả năng di động và hỏa lực của quân lực miền Nam đến 60 phần trăm.
Ông Thiệu bác bỏ cáo buộc của phe đối lập về tài sản mà vợ ông đã mua, khẳng định "tất cả đều hợp pháp. Là một người đàn ông thích nông nghiệp, tại sao không có một mảnh đất. Có lẽ để nghỉ hưu."
Thiu nói còn lâu mi ngh hưu, ông cân nhc nhim k th ba, tùy thuc vào cách ông đối phó vi cuc tn công hin ti ca cng sn, và tình trng suy thoái kinh tế ca min Nam. [3]

       Ngày 10/2/1975, trong chương trình thăm viếng chiến sĩ nhân dịp Tết, Tổng thống Thiệu tuyên bố: “nếu trong những ngày tới, dân chúng và quân đội miền Nam Việt Nam tỏ ra kiên định trong cuộc chiến chống cộng sản xâm lược, tôi sẽ tiếp tục trách nhiệm của mình với tư cách là người đứng đầu của đất nước này."
Tng thng cũng bày t s tin tưởng vi các chiến sĩ là h tr quân s b túc Hoa K cho min Nam s đến. [4]

       Ngày 7/3/1975, Tổng thống Thiệu trả lời trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Nhật Bản:
“Nhắc lại lời hứa diệt trừ tham nhũng trong quân đội và trong công chức, Tổng thống Thiệu lưu ý rằng ông chưa bao giờ nói sẽ diệt trừ hoàn toàn tham nhũng nhưng ông sẽ hành động để cải thiện tình hình và ông thực sự đã thực hiện các biện pháp quyết liệt có "tác động tốt".
Tổng thống nói trừ khi tất cả mọi người trên toàn thế giới đều là Phật, không thể diệt trừ tham nhũng. Ngay cả Hoa Kỳ cũng không thể xóa bỏ trên xứ của họ. Tổng thống cho biết tham nhũng không thể tránh khỏi ở một đất nước bị chiến tranh tàn phá, ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới, nơi tiền lương rất khiêm tốn. Ông nêu trường hợp của miền Bắc Việt Nam, nơi hòa bình đã nuôi dưỡng nhiều tệ nạn và tham nhũng, lười biếng và thị trường chợ đen đang lan rộng ngay cả trong giới cán bộ chính trị. Về các lời buộc tội tố cáo đích danh ông tham nhũng, Tổng thống nói rằng giống như mọi công dân, ông phải tuân theo luật pháp quốc gia, rằng ông sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào của cơ quan kiểm duyệt về tài sản của mình, nhưng ông không thể lãng phí thời gian để bác bỏ mọi cáo buộc vì có thể là mỗi ngày cộng sản bịa đặt ra nhiều cáo buộc hơn. Tổng thống Thiệu nói người ta biết ông không tham nhũng và hơn nữa nếu có tham nhũng thì ông đã không ngu đến mức mua đất thay vì mua kim cương hoặc mở tài khoản ngân hàng ở nước ngoài để không ai thấy bất cứ tài sản nào của ông.
Ông mua đất và khai khẩn vì vậy ông không làm gì sai.
Tổng thống nói rằng ông không có lâu đài, không có nhà ở Pháp, Thụy Sĩ hay bất kỳ nước ngoài nào. [5]

       Ngày 6/03/1975, trong cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Hoa Kỳ NBC và CBS, Tổng thống Thiệu nhớ lại năm năm trước ông đã nói rằng khi hòa bình đến với Việt Nam, khi không còn xâm lược, ông sẵn sàng từ chức vì ông là một người lính chỉ muốn chiến đấu cho đất nước của mình chứ không phải là một chính trị gia, khi chiến tranh kết thúc ông không còn động lực để ở lại vì khi đó trách nhiệm của ông đã hết nhưng chng nào chiến tranh còn tiếp din ông s không đầu hàng cũng không đào ngũ. [6]

       Ngày 20/03/1975, lúc 1 giờ trưa, Tổng thống Thiệu đọc thông điệp trên Đài Phát thanh gởi đến toàn dân:
Trong hơn 2 tuần qua, trên các chiến trường, nơi đông dân cư, quân và dân ta, mặc dù với viện trợ quân sự còn hạn chế, đã anh dũng tiêu diệt địch quân, chặn đứng bước tiến của địch. Ở Tây Nguyên, nơi ta phải đánh địch theo thế một chọi bốn, quân đội ta phải tái bố trí lực lượng để bảo tồn sức mạnh, tạo điều kiện chiến đấu hiệu quả hơn trong giai đoạn hiện nay. Do đó, quân đội của chúng ta đã không bảo vệ các thành phố Kontum và Pleiku.
Các chiến trường khác từ Thừa Thiên đến vùng ven biển ở Quân khu II và Quân khu III, IV, chúng ta quyết tâm bảo vệ lãnh thổ cho đến cùng.
Các tin tức về việc bỏ Thừa Thiên, Đà Lạt và một số địa phương khác chẳng qua là những tin đồn thất thiệt, vô căn cứ nhằm gieo rắc hoang mang trong dân chúng”.
[7]

       Ngày 26/03/1975, Tổng thống Thiệu đọc nhật lệnh gởi đến các chiến sĩ:
Bất chấp hiệp định Paris và dư luận thế giới, cộng sản Bắc việt đã công khai dùng vũ lực cưỡng chiếm miền nam. Vì vậy, chúng ta không còn cách nào khác là phải chiến đấu để cứu nước. Kể từ ngày nay, các anh bằng mọi giá phải ngăn chặn bước tiến của quân thù, bảo vệ vững chắc vị trí và chiến tuyến của ta, phát huy mọi sáng kiến, mọi khả năng để tiêu diệt địch,  và mở các cuộc phản công quả cảm.

Trong những ngày tới, hơn bao giờ hết, ý chí quyết chiến quyết thắng phải được đề xướng trong toàn thể quân đội, gương chỉ huy phải được chứng tỏ ở mọi cấp, kỷ luật chiến trường phải được nghiêm chỉnh tuân theo, mệnh lệnh chiến đấu phải được nghiêm khắc thi hành .

Tôi đã dẫn dắt các anh qua nhiều tình huống nguy hiểm. lần này, tôi lại ở bên cạnh các anh, tôi cùng các anh quyết chiến để mang lại chiến thắng. [8]

       Ngày 26/03/1975, Tổng thống Thiệu gởi thông điệp cá nhân đến các Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn và các Tỉnh trưởng, ông lưu ý rằng tình hình đã đến một giai đoạn nghiêm trọng và dân chúng cũng như quân đội nên chuẩn bị để tự vệ chống lại cộng sản. Ông nói tiếp là tất cả quân nhân rời bỏ nhiệm sở mà không có phép nhất định sẽ bị bắt, bị xét xử và bị hành quyết. [9}

••• Trong cùng ngày, Tổng thống Thiệu đọc thông điệp trước toàn dân về tình trạng chiến tranh, ông nói: “Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam này. Tôi đã cống hiến hơn nửa cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh của toàn thể quân và dân ta chống giặc xâm lăng cộng sản.
Vì vậy,
trong bt c cương v nào, tôi s tiếp tc sng hoc chết trên mnh đất quê hương thân yêu này và s sát cánh cùng đồng bào, anh ch em kiên quyết chiến đấu cho đến thng li cui cùng. [10]

       Ngày 4/04/1975, trong diễn văn gởi đến toàn dân, Tổng thống Thiệu lưu ý là Việt Nam Cộng Hòa vẫn giữ quyền kiểm soát một số tỉnh trong Vùng II và tất cả các tỉnh trong Vùng III và Vùng IV. Tổng thống Thiệu thề sẽ bảo vệ tất cả các lãnh thổ hiện nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa và kêu gọi người dân hỗ trợ nỗ lực chiến tranh. [11]

       Ngày 4/04/1975
, Tng thng Thiu nói là ông không có ý định t chc. Khiêm phi b thay thế vì trong vai trò là B trưởng Quc phòng, Khiêm có “trách nhim ti hu” cho s chiến đấu yếu kém ca quân đội Vùng I và II.

    



        Ngày 7/04/1975, trong lần tiếp xúc khoảng hơn một giờ với Đại sứ Nhật Nakayama, Tng thng Thiu nói là vn còn hy vng vin tr Hoa K s đến, nhưng nếu không thì ông định sử dụng hết tất cả những gì mình có và thua cuộc sau khi bắn viên đạn cuối cùng.
Về phần Nakayama, ông tin chắc rằng Thiệu sẽ chiến đấu đến cùng và không có ý định đầu hàng, hay tìm kiếm sự hòa giải chính trị. [12]

•••   Ngày  8/04/1975, sau khi dinh Độc Lập bị dội bom, Tổng thống Thiệu tuyên bố:
“Tôi quyết tâm tiếp tc vai trò lãnh đạo quc gia ca mình.” [13]

       Ngày 21/4/1975
Diễn văn từ nhiệm của Tổng thống Thiệu: “
Tôi t nhim ch không đào nhim. K t gi phút này tôi xin đặt mình dưới s s dng ca Tng thng, nhân dân và quân đội. Khi tôi từ chức, ông Trần Văn Hương sẽ trở thành Tổng thống và đất nước chúng ta sẽ không mất mát gì. Có lẽ đất nước chúng ta sẽ có thêm một chiến sĩ trên chiến trường. Tôi s sát cánh vi đồng bào và chiến sĩ để bo v đất nước. [14]


Tuy nhiên tài liệu của CIA giải thích việc ông từ nhiệm như sau:
Tng thng Thiu sáng nay đã tuyên b t chc đến cơ quan lp pháp và Ti cao Pháp viện. Thông báo ca ông được công bố sau khi báo chí đa phương đã phát hành nhm gim thiu shong hốt Sài Gòn. Sau khi nói chuyn vi đi s Pháp và đi s Martin, Thiu quyết đnh loại b bài phát biu mà ông đnh thông báo quyết đnh li.
Ông nói v
i các c vn thân cn nht ca mình rng tình hình quân s là vô vng và vic ông  tiếp tc ti chc có th xem như là tr ngi cho vic gii quyết xung đt.”


 Ngày 3/5/1975
  
Thiu loi b vic cư trú Hoa K vì tức giận HK không tôn trọng “cam kết” đối với  Nam Việt Nam; sẽ đi Âu châu  nếu rời Đài Loan. [15]

        Ngày 21/5/1975, Đại sứ Trần Kim Phượng Nam Việt Nam đến Bộ Ngoại Giao để nói lời từ biệt. Ông nhấn mạnh rằng mặc dù quốc hội Hoa Kỳ đóng một phần trong sự sụp đổ của đất nước ông, nhưng lỗi căn bản phần lớn là do ở người Việt Nam. ………………………………………………………………………………………………..

Phượng cũng lưu ý rằng theo ý kiến của ông, TT Thiệu không nên đến Hoa Kỳ tại thời điểm này. Để tránh những tranh luận sôi nổi về Việt Nam, Phượng gợi ý rằng có thể nên thận trọng hoãn chuyến thăm của ông ấy trong một thời gian dài. [16]
Trong cùng ngày Tòa Đại sứ VNCH ở Washington và 2 Tòa Tổng Lãnh sự ở San Francisco và ở New York chánh thức đóng cửa.

       Ngày 30/5/1975, Tòa Đại sứ Đài Bắc cho biết Thiệu hiện nay đang muốn đến Hoa Kỳ lâu dài. Ông dường như có ý định trì hoãn đến Hoa Kỳ cho đến khi nào không khí chánh trị thuận lợi hơn.  Khiêm và một nhóm khá đông cùng ở Đài Bắc với Thiệu. 

Thiệu hy vọng vợ ông và con gái sẽ đến Hoa Kỳ trước ông để gặp con gái của họ ở Pittsburgh, trong tương lai gần.  Khiêm hình như không muốn trì hoãn, nhưng Bộ Ngoại giao không có kế hoach di chuyển của ông. [17]

       Ngày 04/06/1975, Trong điện văn gởi Philip Habib, Phụ tá Ngoại trưởng đang công tác ở Thái Lan, Kissinger chỉ thị: “Ông nên dàn xếp gặp Thiệu và báo tin Bộ Ngoại giao nghĩ là không thích hợp cho ông ấy, Khiêm và gia đình của họ đến Hoa Kỳ vào lúc nầy và rõ ràng là vì lợi ích của chính họ, nên nghĩ đến ở Đài Loan vô hạn định. BNG tin rằng việc trì hoãn là quan trọng để tránh sự tranh cãi có thể xảy ra phiền nhiễu, và có đủ thời gian cho biến cố đau thương vừa xảy ra phai nhạt đi và những vấn đề còn sót lại của Việt Nam được giải quyết. BNG tin họ đến đây trong lúc này sẽ gợi lại sự chú ý ngoài mong muốn của quần chúng và làm nguy hại đến sự ủng hộ của dân chúng và quốc hội cho nỗ lực tái định cư người tỵ nạn.
Ông nên chuyển thông điệp trên đây đến Thiệu một cách rành mạch, có thể như là một sự thông cảm, tìm cách cho ông ta hiểu quan điểm của chúng ta như là mối lợi ích hổ tương. [18]

       Ngày 6/06/1975, thi hành chỉ thị của Kissinger, Phụ tá Ngoại trưởng Philip Habib đến gặp TT Thiệu và chuyển đến ông thông điệp ở phần trên.

Thiệu nói ông không thể phát biểu cho Khiêm, nhưng cho chính mình thì ông không có kế hoạch rời Đài Bắc trong những ngày sắp tới.  Ông nhận ra ông là nhân vật gây tranh cãi và hiểu mối quan tâm của chúng ta.  Ông không muốn, trong bất cứ trường hợp nào, trở thành một yếu tố gây đổ vỡ cho nỗ lực nhân đạo chánh phủ Hoa Kỳ đang gánh vác để định cư người tỵ nạn Việt Nam.  Ông đã cố gắng tránh gây sự thu hút để không gây bối rối cho bất cứ ai.  Ông kiên quyết tránh tiếp xúc với báo chí mặc dù bị hàng trăm ký giả bao vây yêu cầu được phỏng vấn và khó chịu vì bị khiêu khích từ các đối thủ và người chỉ trích như Nguyễn Cao Kỳ, người đã đả kích ông trong bài diễn văn mười phút. [19]

       Ngày 16/06/1975, trong bản tin của BNG/HK gởi đến các nhiệm sở ngoại giao:
“Thiệu sống ẩn dật ở Đài Bắc, mang trong lòng nỗi oán giận đối với  Hoa Kỳ.  Có thể lấy chuyến đi một tháng sang Anh. Dự trù ở Đài Loan.” [20}

       Ngày 19/9/1975   nhật báo Chung Kuo Shih Pao phát hành ngày 22-23 tháng 9 đã đăng tải bài phỏng vấn với cựu Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu  ngày 19 tháng 9.  Ông nói rằng Hoa Kỳ cho ông “một lời mời không giới hạn” (a blanket invitation) đến Hoa Kỳ bất cứ lúc nào.  “Tôi không có kế hoch đến Hoa K bi vì kinh nghim trong s hp tác vi quc gia ny quá cay đắng để quên đi. [21]

                                                  **********************************************
Ghi chú
- Ngày 3 tháng 4 gia đình Tổng thống Thiệu qua Đài Loan (127709 ngày 3/4/1975 từ BNG/HK đến TĐS/SG)
- Ngày 25 tháng 4, Tổng thống Thiệu và Thủ Tướng Khiêm cùng đoàn tùy tùng rời Sài Gòn trong đêm, đến Đài Bắc, Đài Loan lúc 04:20 giờ địa phương ngày 26 tháng 4.
Tham kho
[1] 100072 ngày 2/10/74 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[2} 126895
ngày 10/1/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[3] 034828
ngày 04/2/75 BNG/HK đến TĐS/SG
[4] 092200
ngày 10/2/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[5] 078554
ngày 07/3/75 TĐS/SG đến BNG/HK
[6] 117694
ngày 08/3/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[7] 010208
ngày 20/3/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[8] 109393
ngày 26/3/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[9] 110031
ngày 26/3/75 TĐS/SG đến BNG/HK
[10] 117080
ngày 26/3/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[11] 123723
ngày 04/4/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[12] 070579
ngày 10/4/75 TĐS/TOKYO đến BNG/HK
[13] 033092 ngày 8/4/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[14] 106624
ngày 21/4/75 từ TĐS/SG đến BNG/HK
[15] 012379 ngày 3/5/1975 từ BNG/HK
[16] 004968 ngày 22/5/75 từ BNG/HK
[17]
117131 ngày 30/5/75 từ BNG/HK
[18] 050905 ngày 4/6/75 từ BNG/HK đến TĐS/Bangkok
[19] 069746 ngày 6/6/75 từ TĐS/Đài Bắc đến BNG/HK
[20] 057953 ngày 16/6/75 từ BNG/HK

[21] 114826  ngày 25/09/1975 từ TĐS/Đài Bắc đến BNG/HK



 

Comments

Popular posts from this blog

thiếu tướng Phạm văn phú, sư đoàn 22BB, sư đoàn 23BB, sư đoàn 320, sư đoàn 968, ban mê thuột, pleiku, kontum, darlac, biệt động quân, vùng 2ct, quân đoàn 2