SƯ ĐOÀN 22 BB và CHIẾN THẮNG AN LÃO MÙA XUÂN ẤT MÃO NĂM 1975
LTG: có thể nói đây là một chiến thắng vẻ vang và can trường trong quân sử QL/VNCH chỉ vài tháng trước khi miền Nam sụp đỗ mặc dù Bộ Tổng tham mưu đã ra lệnh hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng phi cơ và pháo binh.
Chiến thắng này đã chứng tỏ tài thao
lược, quyết tâm và kiên trì của Thiếu tướng Phan Đình Niệm. Ngoài ra cũng chứng
tỏ tinh thần tác chiến cao độ và kỹ luật của binh sĩ các cấp thuộc Sư đoàn
22BB.
Trong hầu hết các trận chiến, tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bao giờ cũng
là yếu tố quyết định. Điển hình, gần đây với trận Pleime, bắt đầu từ ngày 4
tháng 8 và chấm dứt ngày 2 tháng 9-1974. Mặc dù yếu thế hơn, các chiến sĩ BĐQ
đã chận đứng các đợt tấn công biển người của quân đội chánh quy CSBV.
Chiến thắng An Lão hình như chưa có bài viết nào đề cập đến. Về phía CSBV vì đây là chiến bại nên cũng im tiếng.
Bài dịch này dựa
trên tường trình của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn gởi Bộ Ngoại Giao ca ngợi
gương chiến đấu anh dũng và thành tích sáng ngời của QL/VNCH qua các thí dụ điển
hình khắp 4 Vùng Chiến thuật trong khoảng thời qian từ giữa năm 1974 cho đến đầu
năm 1975 và được bổ túc bởi các báo cáo tình hình chiến sự hàng tuần và tài liệu
của CIA cùng với bản đồ do tác giả sưu tầm và thực hiện.
(điện văn số 127683 ngày 31/01/1975: “Examples
of effective RVNAF performance provided by our Consulates General are contained
in the paragraphs below. These examples portray GVN forces fighting with
intelligence and courage. They bear out that RVNAF can stand up to the NVA/VC,
has been doing so countrywide -- acquitting iteself well.”)
Ngoài
ra trong tài liệu Foreign
Relations cũng có đề cập qua điện văn của TĐS/SG gởi về BNG với nội dung tóm lược
như sau:
“Telegram From the Embassy in Vietnam to the
Departmentof State1 Saigon, December 11, 1974, 0921Z.
The biggest battles in MR–2 were
again in Binh Dinh Province and again related to the high ground commanding the
An Lao valley.
The fighting was intense and
centered west of Bong Son City, with GVN forces continuing to repulse NVA/VC
attacks.
In another significant Binh Dinh fight, RF forces retook important positions
northwest of Binh Khe December 7.”
Thềm
Sơn Hà
**********************************
Giữa tháng 5 năm 1974, CQ phát động
một cuộc tấn công giai đoạn I ở tỉnh Bình Định. Bắt đầu từ ngày 26/07 chúng khởi
động giai đoạn II của chiến dịch tấn công mùa Hè.
Để đối phó, lực lượng VNCH mở cuộc tấn công với mục đích vô hiệu hóa thắng lợi
mà CQ đã dành được trong mấy ngày đầu của giai đoạn II, và để chuẩn bị cho cuộc
hành quân quy mô dành lại quyền kiểm soát lối vào thung lũng An Lão.
Diễn
tiến trận
chiến
Ngày 25 tháng 7, quân Bắc Việt dường như khởi xướng một giai đoạn mới trong cuộc tấn công mùa Hè. Chúng mở các cuộc tấn công dữ dội bằng hỏa lực tiếp theo đó là các cuộc tấn công trên bộ vào các vị trí và cơ sở quân đội của Chính phủ Việt Nam trên toàn tỉnh.
Các mũi tấn công chủ yếu nhằm vào các đèo chiến lược Phủ Cũ, đèo Nhông và các khu vực Đông Nam quận Phù Mỹ và Đông Bắc Phù Cát.
Ngày 26/07, 4 tiểu đoàn địa phương địch tấn công các đơn vị Địa phương quân ở Đông Nam Phù Mỹ và quận lỵ Phù Mỹ bị pháo kích hàng ngày,
Liên đoàn 6/BĐQ trấn giữ đèo Phủ Cũ bị địch tấn công với lực lượng lên tới cấp tiểu đoàn.
Ngày 27/07, Cộng quân (CQ) đã bắn hơn 500 viên đạn đủ loại vào Bộ chỉ huy Liên đoàn 6/BĐQ, phá hủy kho đạn.
Cuộc tấn công của CQ cho đến nay đã tạo ra thêm 60.000 nạn nhân chiến tranh, họ đang tạm trú tại quận Phù Cát, phần lớn đến từ quận Phù Mỹ hiện tại gần như bị bỏ hoang.
Ngày 28/07, các phần tử của trung đoàn 2 CSBV đã cố gắng áp đảo quân phòng thủ đèo Nhông do tiểu đoàn 42/BĐQ trấn đóng. Với sự yểm trợ của phi cơ AC-47 và trực thăng tác chiến KQVN, chúng đã bị đẩy lui, gánh lấy thương vong nặng nề, ít nhất là 40 CQ bỏ xác.
Từ 31/07 đến 6/08/1974
Tỉnh Bình Định vẫn tiếp tục là trọng tâm của hầu hết hoạt động tại Vùng IICT.
Trong tuần này, QL/VNCH mở các cuộc phản công với nỗ lực vô hiệu hóa các thành quả CSBV đã đạt được trong những ngày đầu tiên từ khi khởi động giai đoạn II của chiến dịch mùa Hè bắt đầu ngày 26/07. Với mục đích tái lập hoạt động bình thường và mang dân trở về, ngoài ra cũng để tăng cường cho lực lượng địa phương cố gắng lấy lại quyền kiểm soát đèo Nhông và quốc lộ 1 trong địa phận Phù Mỹ, BTL/SĐ22 dời bản doanh cùng với Trung đoàn 42 và 2 chi đội thiết vận xa đến Chi khu Phù Mỹ.
Ngay sau đó Trung đoàn 42 với sự yểm trợ của BĐQ đã tái chiếm vùng đất cao ở phía Nam đèo Nhông.
Từ 8/08 đến 14/08/1974
Sau hơn hai tháng giao tranh ác liệt, ngày 10 tháng 8, chánh quyền VNCH tổ chức cuộc phản công chống lại các thành phần thuộc Sư đoàn 3 Sao vàng của CSBV bảo vệ lối vào thung lũng An Lão ở phía Bắc của tỉnh Bình Định.
Cửa ngõ này từ lâu nay là một thành trì của Cộng sản, kiểm soát lối vào thung lũng An Lão.
CSBV vận chuyễn người, vũ khí và quân cụ qua hành lang này để mở các cuộc tấn công và phá hoại trong địa bàn tỉnh.
Do đó, địa điểm này đã được chúng bảo vệ kỹ càng và bất kỳ lực lượng tấn công nào đe dọa nguồn cung cấp của Cộng sản từ thung lũng đến các nơi phải biết trước là họ sẽ gặp sự kháng cự mạnh mẽ từ các vị trí phòng thủ trên cao đã được chuẩn bị và yểm trợ bởi pháo binh và súng cối
Tất nhiên, mục tiêu của VNCH là chiếm lại các vị trí cao điểm từ tay CS để dành quyền kiểm soát lối vào bên dưới, từ đó có thể chặn đường tiếp tế vào trong thung lũng.
Ngay trước khi bắt đầu cuộc hành quân, Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn đã ra lệnh hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng phi cơ và pháo binh. Quyết định này đã ảnh hưởng đến việc soạn thảo kế hoạch và kéo dài thời gian hoàn tất chiến dịch.
Mức độ giao tranh trong tỉnh Bình Định giảm bớt đi. Quân chánh phủ chiếm lại đèo Nhông ở quận Phù Mỹ, quốc lộ 1 từ Qui Nhơn đến Tam Quan lưu thông trở lại.
Từ 14/08 đến 20/08/1974
Bình Định là tỉnh có nhiều đụng độ nhất với 96 lần so với tổng cộng 141 lần trong VIICT. Mặc dù gia tăng áp lực ở các khu vực duyên hải như Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tam Quan tuy nhiên CSBV không giành lấy thắng lợi nào. QL/VNCH vẫn còn kiểm soát đồi Nhông ở Phù Mỹ.
Các cuộc không kích của KQ rất hiệu quả đã mang lại thiệt hại nhân mạng về phía CQ nhiều hơn VNCH.
Từ 21/08 đến 27/08/1974
Mặc dù CQ kháng cự mạnh mẽ nhưng quân đội chánh phủ VNCH vẫn duy trì khí thế đã đạt được ban đầu trong cuộc phản công.
QL/VNCH có ý định bẻ gãy kế hoạch giai đoạn III đợt tấn công mùa Hè của CQ bằng cách quyết tâm truy đuổi đến tận cùng các căn cứ của chúng, cắt đứt đường tiếp tế đến các đơn vị CQ ở phía Tây quốc lộ 1 và cầm chân VC/CSBV trong thế thủ.
Các cuộc hành quân của QL/VNCH ưu tiên mở ra trong các khu vực phía Tây Bồng Sơn và phía Tây đèo Nhông khởi đầu một cách thận trọng.
Ngày 25/08. CQ bắn súng cối vô làng Cát Thạch, quận Phù Cát gây tử thương 17 dân làng và làm bị thương 58 người.
Từ 28/08 đến
3/09/1974
Cuộc tấn công của QL/VNCH vào khu vực phía Tây Bồng Sơn và Tây Bắc Phù Mỹ hầu
như đang dậm chân tại chỗ, họ tiến quân một cách thận trọng như đang thăm dò
tình thế. Trong những lần đụng độ ghi nhận sơ khởi cho thấy QL/VNCH bị tổn thất
không đáng kể.
Cả hai bên hình như đang giữ nguyên vị trí hiện tại.
QL/VNCH tiếp tục theo đuổi kế hoạch bành trướng vị trí về hướng Tây trong khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định, tuy nhiên sự tiến triển không như mong muốn.
Đợt công kích ban đầu vào khu vực phía Tây Bồng Sơn được giao phó cho Trung đoàn 47/SĐ22BB và đúng như dự đoán đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của Trung đoàn 141/ Sư đoàn 3 CSBV.
Trong khi đó Trung đoàn 42BB được giao
phó trách nhiệm mở các cuộc phản công về phía Tây Bắc Phù Mỹ nhưng đã bị Trung
đoàn 12 CSBV cầm chân qua các đợt pháo kích từ địa thế cao ở vị trí BR 870750 nhìn xuống tỉnh lộ 506. (Trung đoàn 12 thay thế Trung đoàn 2 đang được tái huấn luyện trong khu
vực phía Tây quận Hoài Ân. Trách nhiệm của Trung đoàn 12 trong khu vực Phù Mỹ đến
Hoài Ân.Trách nhiệm Trung đoàn 141 từ Hoài Nhơn đến Hoài Ân)
Một trở ngại cản đường QL/VNCH là núi Chéo, một ngọn núi nhỏ nhưng được CQ phòng
thủ kiên cố.
Ngày 9/09, Trung đoàn 47 đã thành công chiếm đỉnh núi Chéo trong thời gian ngắn,
nhưng sau đó phải rút lui vì hỏa lực hùng hậu của pháo binh và súng cối CSBV.
Thương vong của cả hai bên rất cao. Đơn vị này báo cáo đã quan sát "rất
nhiều" thi thể và vũ khí của CQ.
Tổng số thương vong của QL/VNCH trong tuần lên tới 67 tử trận và 159 bị thương
so với 37 tử trận và 113 bị thương của tuần trước.
Tuy nhiên, Trung đoàn 47/SĐ 22 vẫn duy trì áp lực trước Trung đoàn 141, vào thời
điểm đó được xem như là Trung đoàn mạnh
nhất của Sư đoàn 3 CSBV.
Được sự tăng viện của 2 Tiểu đoàn BĐQ thuộc Liên đoàn 4, Trung đoàn 47 tiếp tục
tấn công núi Chéo, đồng thời nỗ lực mở đường vòng tiến về phía Bắc của ngọn
núi.
Trung đoàn 141 phản ứng mãnh liệt trước những đợt tiến quân thăm dò này nhưng
phải gánh chịu thiệt hại nặng nề.
Để trả thù, CSBV sử dụng đại bác có tầm xa bắt đầu pháo kích quận Hoài Nhơn (Bồng Sơn) nằm bên ngoài quốc lộ 1, một
số thường dân thiệt mạng và nhiều ngôi nhà bị phá hủy.
Từ 11/9 đến
17/9
Giao
tranh ở Bình Định tập trung vào nỗ lực đẩy lùi các đơn vị cộng sản cố thủ ra khỏi
địa thế trọng yếu cản trở đà tiến của quân đội VNCH đến các vùng căn cứ cộng sản.
Mặc dù đã liên tục mở các cuộc tấn công mãnh liệt với sự hỗ trợ bởi pháo binh
và không quân chiến thuật, lực lượng bộ binh của QL/VNCH cho đến nay vẫn không
thành công. Núi Chéo ở quận Hoài Nhơn cản đường tấn công của quân Việt Nam vào
các tuyến đường tiếp tế của quân Bắc Việt từ thung lũng An Lão.
Tổn thất nặng nề nhất xảy ra ở núi Chéo
và đồi Đá ở Phù Cát.
Tổng số
thương vong của cộng sản giảm nhẹ từ 77 tử trận xuống còn 64.
Hoạt động CQ ở phần còn lại của tỉnh Bình Định bao gồm pháo kích vào các vị trí
của quân đội Việt Nam và các cuộc đụng độ ngắn giữa các lực lượng nhỏ của hai
bên.
Theo tin tình báo của QL/VNCH, các thành phần của tiểu đoàn 17 phòng không CSBV
phối hợp với tiểu đoàn 14 công binh của sư đoàn 3 CSBV đang chuẩn bị tấn công đèo
Bằng Lăng và đèo Nhông để phân tán lực lượng VNCH và trợ lực cho mục tiêu của
chúng ở khu vực Hoài Nhơn.
Trong buổi họp đặc biệt giữa các vị chỉ huy trưởng các đại đơn vị tại BTL/Quân
đoàn II ngày 16/09, Chuẩn tướng Phan Đình Niệm TL/SĐ22BB xác nhận cộng sản quyết
tâm giữ lãnh thổ dưới sự kiểm soát trực tiếp của họ và sẽ cố gắng giành lại
lãnh thổ mà họ đã mất vào tay QL/VNCH.
Từ 18/9 đến
24/9
Quân
chính phủ đã thành công trong việc đánh đuổi lực lượng CQ
cố thủ ra khỏi ngọn đồi Đá ở quận Phù Cát là nơi đang
tranh giành cam go, đồng thời gây thương vong nặng nề cho lực lượng cộng sản
trong một loạt trận đánh ở Hoài Nhơn. Ngày 18 tháng 9, tiểu đoàn 1 và 2 thuộc
trung đoàn 41 và thiết đoàn kỵ binh 414 chiếm đồi Đồi Đá trong khi các tiểu
đoàn 43 và 44 biệt động quân chiếm núi Se. Tiếp tục truy đuổi hiệu quả các lực
lượng CQ đang rút lui, QL/VNCH đã nhanh chóng chiếm được một loạt làng chiến lược
gần đó mà trước đây do cộng sản kiểm soát. Lực lượng chính phủ hiện đang chủ động
chiến trường diễn ra ở Đông Nam Phù Mỹ và Đông Bắc Phù Cát trong vài tuần qua.
Từ 26/9 đến
2/10
Tại
Bình Định, mức độ giao tranh vẫn căng thẳng trong tuần qua khi sư đoàn 22 BB tiếp
tục chiến đấu quyết liệt chống lại lực lượng cộng sản trên chiến trường tại các
huyện Hoài Nhơn
và Phù Mỹ. Trung đoàn 141 CSBV được báo cáo là đã chịu thương vong nặng nề khi
bảo vệ cửa vào thung lũng An Lão trước các cuộc tấn công của quân đội VNCH.
Pháo binh và không quân của chính phủ đã yểm trợ hiệu quả chống lại sự kháng cự
kiên quyết của CQ trên núi Chéo (BR 829 939). Theo báo cáo, 11 vũ khí cộng đồng
của CQ đã bị tịch thu.
Tin tình báo cho biết một tiểu đoàn của trung đoàn 2 CSBV hoạt động ở Tây Bắc
Phù Mỹ có nhiệm vụ tấn công đèo Nhông từ hướng Đông và có thể
ngăn chặn quốc lộ 1 nhằm đánh lạc hướng quân đội VNCH và cho phép chúng rút
quân và tập hợp lại các tiểu đoàn thuộc lực lượng địa phương - mệt mỏi vì chiến đấu trong thời gian dài - đang chịu áp lực nặng nề từ trung đoàn
41/Sư đoàn 22/QLVNCH.
Từ 2/10 đến
8/10
Vào
đầu tháng 10, Trung đoàn 47 rút lui, để lại Liên đoàn 4/BĐQ tiếp tục cuộc hành
quân. Tuy nhiên ngay sau đó, Trung đoàn 41/Sư đoàn 22 đến tiếp viện và trong một
cuộc chuyển quân bất ngờ vào ngày 16 tháng 10, Trung đoàn 41 vượt qua dãy núi
phía Đông thung lũng An Lão, chặn tuyến đường tiếp tế của Cộng sản, và phá hủy
một cây cầu.
Như thế, Trung đoàn 41BB không những có thể cắt đứt tuyến đường tiếp tế của
CSBV mà họ còn có thể duy trì một căn cứ ngay trong cửa vào thung lũng, đe dọa
cắt đứt vĩnh viễn nguồn tiếp tế từ phía Bắc của CSBV.
Cần lưu ý đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971, lực
lượng VNCH đã kiểm soát
thung lũng An Lão và lần đầu tiên kể
từ năm 1964 một lực lượng QL/VNCH, không được
hỗ trợ bởi quân đội
đồng minh, đã có mặt ở đó.
Chỉ
vài tuần sau, Trung đoàn 141 CSBV liên tục cố gắng đánh bật Trung đoàn 41 ra khỏi
thung lũng nhưng không thành công và chúng phải hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Mức độ giao tranh ở phía bắc tỉnh Bình Định giảm rõ rệt, chủ yếu do mưa lớn.
Tuy nhiên, các nguồn tin tình báo gần đây của QL/VNCH cho thấy CSBV có kế hoạch
tiếp tục duy trì hoạt động quân sự ở mức độ cao ở Bình Định.
Các trận đụng độ gần đây tập trung ở các
huyện Tam Quan, Hoài Nhon và Phù Mỹ dọc bờ biển phía Bắc. Trận chiến ở vùng Bồng
Sơn
đã trở
thành cuộc đấu pháo. Sự hiện diện của đại bác 37ly phòng không với độ chính xác cao của CSBV đã ngăn cản QL/VNCH vô hiệu
hóa hỏa lực đại bác 105mm của cộng sản nhắm vào thị trấn Bồng Sơn.
Nhiều thường dân đã chạy trốn khỏi thị trấn; tuy nhiên, giao thông thương mại
trên quốc lộ 1 đi ngang qua quận lỵ không bị gián đoạn.
Một lực lượng du kích VC vừa mới xâm nhập được lệnh tấn công các mục tiêu khi
cơ hội đến tại làng Mỹ Hiệp và Mỹ Tài thuộc quận Phú Mỹ.
Nguồn tin tình báo VN cho biết tiểu đoàn phòng không 17 phối hợp với tiểu đoàn
14 Công binh chuẩn bị tấn công đèo Bằng Lăng và đèo Nhông nhằm hỗ trợ cho hoạt
động của cộng sản ở Đông Hoài Nhơn.
Từ 9/10 đến
15/10
Đà
tiến quân của Liên đoàn 4 BĐQ chậm lại trước sự chống cự mạnh mẽ từ trung đoàn
141 CSBV. Hướng công kích của BĐQ về phía tây Bồng Sơn nhằm mục đích cắt đứt
quân Bắc Việt khỏi căn cứ tiếp tế ở thung lũng An Lão của chúng. Pháo binh CSBV
đặt ở cửa An Lão đang bắn vào thị trấn Bồng Sơn và các thôn lân cận, rõ ràng là
để đáp trả trực tiếp việc QLVNCH tiến vào vùng mà trước đây là lãnh thổ an toàn
cho cộng sản. Một đại đội lực lượng địa phương VC đã tấn công Đập Đá, ngôi làng
giàu có nhất Bình Định, và vào cuối tuần, đã cho nổ tung một nhịp cầu, cách An
Nhơn 3km về phía bắc trên quốc lộ 1.
Cây cầu nhanh chóng được sửa chữa và quốc lộ 1 lưu thông được tái lập.
Trung đoàn 47 dời về bản doanh sư đoàn 22 phía tây bắc Qui Nhon để nghỉ ngơi và
tái trang bị trong khi chờ nhận nhiệm vụ mới.
Sự kiện đáng chú ý nhất xảy ra trong tuần khi một đại đội thuộc tiểu đoàn 44 Biệt
động quân trong cuộc chạm trán với một lực lượng CQ không xác định cách Thiết
Đính ở quận Phù Mỹ 6 km về phía Tây Bắc đã giết chết 23 CQ và tịch thu 4 vũ khí
cá nhân. Lực lượng chính phủ có 3 người bị thương.
Từ 17/10 đến
23/10
Phía
Bắc tỉnh Bình Định, cuộc tấn công của quân đội VNCH dự trù kéo dài trong vài
tháng vào thung lũng An Lão đã đạt được mục tiêu ngăn chặn tuyến đường tiếp tế
Bắc Nam của Bắc Việt.
và cho đến nay đã thành công chống lại các cuộc phản công của cộng sản và vẫn đóng
quân ở vị trí phía Đông sườn núi chế ngự thung lũng An Lão.
Từ 23/10 đến
29/10
Các
cuộc đụng độ ở Bình Định trong tuần này tăng nhẹ nhưng cường độ giao tranh giảm,
do vậy thương vong của cả hai bên đều giảm.
Tuy nhiên, thương vong về phía dân sự gia tăng do pháo binh Bắc Việt tiếp tục
trừng phạt làng Bồng Sơn (Hoài Nhơn)
trên quốc lộ -1.
Ngày 25/10, trường Tiểu học ở Bồng Sơn trúng đạn pháo kích của CQ, 1 học sinh chết
và 5 em bị thương; 1 người lớn cũng thiệt mạng.
Trong khi đó, trung đoàn 41 của QLVNCH tiếp tục giữ vững vùng đất cao ở sườn
phía Đông của thung lũng An Lão bất chấp quân CSBV dồn hết nỗ lực nhằm đánh bật
họ.
Phi cơ quan sát xác nhận báo cáo trước đó rằng các đơn vị Địa phương quân đã
gây ra thiệt hại 50% cho một cây cầu trên tuyến đường tiếp tế của cộng sản ở
thung lũng An Lão (tọa độ BS 744087)
và đã làm gián đoạn vận chuyển của CQ.
Phòng Tình báo VIICT báo cáo BTL/SĐ 3 CSBV đã di chuyển về phía Bắc đến một địa
điểm cách Bồng Sơn khoảng 9 km.
Hành động này báo trước sự gia tăng hoạt động và có vẻ như là trung đoàn 41 của
QL/VNCH ở thung lũng An Lão có thể là mục tiêu của SĐ3 trong tương lai gần.
Tình báo còn cho biết thêm là tiểu đoàn 17 pháo binh CSBV đã tiếp nhận một đại
bác 130 ly.
Nếu vậy thì đây là lần đầu tiên loại vũ khí tầm xa này xuất hiện ở Bình Định.
Từ 6/11 đến
12/11
Cuộc giao tranh lớn trong V2CT do CSBV khởi động
nhằm đánh bật QL/VNCH ra khỏi vị trí chế
ngự thung lũng An Lão để không làm trở ngại cho tuyến đường tiếp tế của chúng.
Họat động quân sự ở Bình Định có phần giảm bớt trong tuần qua. Quân Bắc Việt dường
như đang tái bố trí các đơn vị của mình để đưa quân mới vào phòng tuyến. Các
báo cáo tình báo chưa được xác nhận của QL/VNCH cho biết là Trung đoàn 141 Bắc
Việt đã di chuyển ra khỏi khu vực Bồng Sơn về phía Nam để thay thế Trung đoàn 2
ở phía Bắc Phù Mỹ.
Đồng thời, trung đoàn 12 CSBV thay thế
trung đoàn 141.
Nước lũ dâng cao ở An Lão và QL/VNCH quấy rối hệ thống tiếp tế của cộng sản có
thể đã góp phần thêm vào làm lắng dịu tình trạng giao tranh tạm hiện nay. Cũng
nhân cơ hội này, VNCH tái phối trí lực lượng bằng cách rút trung đoàn 42 về trụ sở sư đoàn 22 gần Qui Nhơn
trong khi trung đoàn 47 thay thế trung đoàn 42 ở Phù Mỹ.
Ngày 11 tháng 11, CSBV pháo kích 600 quả
đạn súng cối 82 ly, 61 ly và SKZ 75 ly vào vị trí Trung đoàn 41 đóng quân ở cửa An Lão. Liền
sau đó thành phần của Sư doàn 3 CSBV bắt đầu mở cuộc tấn công. Lực lượng phòng
thủ Trung đoàn 41 đã đẩy lùi CQ tuy nhiên có 6 chiến sĩ bị thương. Về phía
SĐ3/CSBV hứng chịu thiệt hại nặng với 47 tên chết, bỏ lại 4 súng trường, 2 giàn
phóng B-40, 1 SKZ 75 ly và một hầm đạn bị
pháo binh phá hủy.
Sự tiếp tục ngăn chặn đường cung cấp chính yếu của CSBV từ thung lũng rõ ràng
là đã gây tổn hại cho chúng. Trong khi đó Trung đoàn 41 và Liên đoàn 6/BĐQ (thay thế LĐ 4) dần dần bắt đầu mở rộng
khu vực kiểm soát của họ.
Tuần lễ từ 20/11 đến
26/11
Tình hình chiến sự giảm đi trong tuần này. Mặc dù lực lượng Cộng sản tiếp tục
hoạt động ở Bình Định nhưng họ không đạt được thành tích nào đáng kể.
Tuần lễ từ 27/11 đến
3/12
Mức độ giao tranh lắng dịu với ít cuộc tấn công về phía CS nhưng các cuộc hành
quân về phía VNCH có phần gia tăng. Tâm điểm của các cuộc hành quân xảy ra ở Hoài
Nhơn.
Trong lần đụng độ về phía Tây Bồng Sơn ngày 26/11, Trung đoàn 41BB giết chết 21
CQ và tiếp theo ngày 2/12 có thêm 27 CQ bỏ xác.
Các cuộc tái phối trí lực lượng VNCH vẫn tiếp tục, cuối tháng 11 đầu tháng 12,
Liên đoàn 4 và 6 BĐQ được điều động đến vùng cao nguyên, ngược lại Trung đoàn
40/SĐ22BB về Bình Định đồn trú tại khu vực hậu cứ của SĐ22BB ở An Sơn, quận Tuy
Phước.
Hai Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 40 được lệnh tăng phái cho Trung đoàn 41 tại mặt
trận An Lão.
Ngay sau đó, Trung đoàn 42 thay thế Trung đoàn 41 tại tiền tuyến.
Đồng thời CSBV tăng cường Trung đoàn 141 bằng các thành phần của Trung đoàn 12.
Tuần lễ từ 4/12 đến
10/12
Phòng
Tình báo QĐ II suy đoán rằng CQ có thể đẩy mạnh các cuộc tấn công của họ trong
các quận không được phòng thủ kiên cố ở phía Nam nhằm xoay chuyển áp lực của quân
đội VNCH đối với chúng ở khu vực phía Bắc.
Trận chiến dữ dội nhất ở Vùng IICT lại xảy ra trong tỉnh Bình Định ở phía Tây Bồng
Sơn và lần nữa lại liên quan đến vùng đất cao ngự trị lối vào thung lũng An
Lão.
Trong 5 lần chạm súng ngày 4/12, Trung đoàn 41 và 42/SĐ22BB tiếp tục đẩy lui
các đợt tấn công của địch và đã giết chết 40 CQ tại khu vực Tây và Tây Nam Bồng
Sơn.
BTL/VIICT loan báo Tiểu đoàn 3/Trung đoàn 40BB được gởi đến tăng phái cho Trung
đoàn 41 trong khu vực hành quân gần cửa vào thung lũng An Lão. Thành phần còn lại
của Trung đoàn 40 trấn đóng tại hậu cứ BTL/SĐ 22BB ở An Nhơn, quận Tuy Phước.
Tuần lễ từ 11/12 đến
17/12 năm 1974
Những cơn mưa lớn trong mùa gió mùa Đông Bắc đã làm tình hình chiến sự ở Bình Định
trở nên lắng dịu. Tuy nhiên CQ vẫn phát động các cuộc pháo kích và quấy rối ở
các khu vực Hoài Nhơn, Tam Quan, Phù Mỹ.
Báo cáo nhận được cho biết là Tiểu đoàn 1 và 2/Trung đoàn 40BB đã di chuyển từ
An Nhơn đến Phủ Cũ, trong khi đó Tiểu đoàn 1, 2 và 3/Trung đoàn 42 được điều động
đến vị trí dọc theo sông Kim Sơn ở phía Nam An Lão.
Quyết định tái phối trí Trung đoàn 42 là để ngăn chặn bất cứ đơn vị nào thuộcTrung
đoàn 141 CSBV di chuyển về hướng Tây Nam. Ngoài ra Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn
40BB được đưa đến Tam Quan để đề phòng 3 Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 12 CSBV
đang di chuyển về hướng này.
Tướng Phan Đình Niệm, Tư lệnh SĐ22BB tự tin là Sư đoàn 22 BB có thể đối phó hiệu
quả trước các hoạt động gia tăng của CSBV như đã dự liệu.
Trong 18 ngày đầu của tháng 12, SĐ22BB loan báo đã giết chết 135 CQ so với 22 chiến sĩ VNCH hy sinh.
Tuần lễ từ 18/12 đến
23/12 năm 1974
Những
cơn mưa xối xả mang đến sự yên tĩnh cho chiến trường Bình Định. Lợi dụng thời
gian này, cả hai bên đang tái phối trí lực lượng. Dù vậy vẫn xảy ra các cuộc đụng
độ hạn chế, đặc biệt là các quận ở phía Bắc Bình Định, đáng kể nhất là sư đoàn 3
CSBV đã phát động một cuộc tấn công bằng hỏa lực vào căn cứ Đệ Đức, Thiết Đỉnh
và quận lỵ Bồng Sơn.
Tại Đệ Đức cộng sản phá hủy 14.500 gallon xăng dầu, 100 đạn đại bác, làm hư hỏng
vài chiếc xe jeep, xe tải và một máy phát điện. Tuy nhiên cuộc tấn công trên bộ
của cộng sản nhằm vào kho chứa đạn ở Đệ Đức không thành công.
Mục đích của hoạt động bất thường này là để che đậy cho sự thay phiên của các
trung đoàn CSBV trên chiến tuyến tuyến Hoài Nhơn và di chuyển đại bác hạng nặng
vào vị trí tấn công phi trường Phù Cát.
Trung đoàn 12 CSBV đã di chuyển từ khu vực hướng Bắc thung lũng An Lão đến trận
địa phía Tây quận lỵ Bồng Sơn thay thế Trung đoàn 141 rời tiền tuyến về dưỡng
quân và tái huấn luyện ở vị trí BR 794947 sau khi đã hứng chịu thiệt hại nặng nề.
Các đơn vị SĐ22BB tiếp tục hoán chuyển vị trí. Bộ chỉ huy Trung đoàn 41 và hai
Tiểu đoàn 1 và 2 di chuyển đến trại Buffalo ở An Khê, trở thành lực lượng trừ bị
cho Quân đoàn II; các thành phần của Trung đoàn 40 và 42 thay thế họ trong khu
vực cửa vào An Lão.
Tuần lễ từ 24 đến 30
tháng 12 1974
Giao
tranh ở mức độ thấp trong tỉnh Bình Định mặc dù các hoạt động hành quân về phía
VNCH tăng 40% so với tuần trước trong khi phía CSBV giảm 20%. Các hoạt động của
CQ phần lớn pháo kích và quấy nhiễu ở các quận Tam Quan, Hoài Nhơn và Phù Mỹ.
Thương vong cả 2 bên đều giảm.
Hoạt động giảm sút của CQ có lẽ vì các cơn mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống liên
lạc và công tác tái giáo huấn một vài đơn vị CSBV trước kế hoạch phản công mùa
Đông.
Theo lời Tướng Niệm TL/SĐ22BB sự luân chuyển các đơn vị dưới quyền ông trong địa bàn tỉnh Bình Định đã hoàn tất.
Tướng Niệm khẳng định là hiện tại Sư đoàn 22 của ông không có vấn đề gì về tinh thần cũng như về tiếp vận.
Ngược
lại, báo cáo từ các toán trinh sát cho thấy là Trung đoàn 141 CSBV có thể bị
thiệt hại nặng nề trong khi chống giữ các cứ điểm trong thung lũng An Lão trước
các đợt tấn công của Trung đoàn 41BB.
Kết thúc một năm, nhìn lại kết quả trận
chiến An Lão sau gần 5 tháng giao chiến giữa lực lượng CSBV và lực lượng VNCH
có thể đi đến kết luận là các đơn vị SĐ22BB của tướng Phan Đình Niệm dần dần
nhưng chắc chắn đã mở rộng và củng cố vị trí của họ và đã chống trả thành công
mọi nỗ lực của lực lượng cộng sản nhằm đánh bật họ.
Tuần lễ từ 1 đến 8 tháng 1 năm 1975
Giao tranh ở Bình Định tuần này tăng đáng kể. Các cuộc đụng độ ác liệt nhất xảy
ra tại khu vực tiếp cận thung lũng An Lão
ở phía Tây quận Bồng Sơn, nơi Trung đoàn 42 QL/VNCH mở rộng vị trí của mình về
phía Tây trước sự thiệt hại của Trung đoàn 141 CSBV.
Các
quận Tam Quan, Phù Mỹ và Phù Cát cũng là nơi xảy ra các hoạt động quân sự đáng
kể. Ngày 3/01, VC phục kích đoàn xe tiếp tế đạn dược của Sư đoàn 22BB trên quốc
lộ 1 tại Phù Cát (BR 888575), phá hủy 4 xe tải, làm hư hại 3 xe khác và làm
phát nổ 640 viên đạn 105 và 155 ly. Phần lớn Trung đoàn 47 đã hoán đổi vị trí với
hầu hết Trung đoàn 41; Trung đoàn 47 về An Khê và Trung đoàn 41 về Phù Mỹ.
Sư đoàn 22 có kế hoạch tiếp tục các hoạt động đánh phủ đầu trên toàn tỉnh và
đang cố gắng nâng cao tinh thần và kỷ luật, đề phòng cuộc tấn công mùa Đông của
cộng sản.
Tuần lễ đầu tiên trong năm 1975 đã xảy
ra các cuộc đụng độ quan trọng trong khu vực tiếp cận thung lũng An Lão về phía
Tây quận Bồng Sơn.
Với quyết tâm dành lại quyền kiểm soát các cao độ chiến lược chế ngự lối vào
thung lũng An Lão, trong ba ngày 2, 3 và 4 tháng 1 Trung đoàn 42 mở
các đợt tấn công tái chiếm đồi 82 (tọa độ
BR 814965), đồi 174 (tọa độ BR
810967), và nhất là núi Chéo (tọa độ
BR 839931) cứ điểm quan trọng của CQ.
Lực lượng thuộc Trung đoàn 141 và Trung đoàn 12 CSBV chống trả mãnh liệt tuy
nhiên cuối cùng Trung đoàn 42, SĐ22/BB dành lấy thắng lợi, đánh bật CQ ra khỏi
vị trí phòng thủ, mở rộng vòng đai kiên cố của họ trong lối vào thung lũng An
Lão.
Kết quả 156 CQ bỏ xác, về phía Trung đoàn 42 có 11 chiến sĩ hy sinh.
Tài liệu CIA “Survey of Communist
Military Developments in Indochina” ngày 9/01/1974 ghi nhận kết quả trong cuộc
đụng độ ngày 2/01 như sau:
“ở
Vùng IICT, các đơn vị của SĐ22BB hành
quân trong thung lũng An Lão đã đụng độ với lực lượng Cộng sản trong ngày
2/01 mang lại kết quả 98 CQ bỏ xác, tịch thu một số vũ khí đủ loại trong đó có 1 đại
bác 105 ly howitzer.”
Tuần lễ từ 8 đến 14 tháng 1
Cường độ chiến trận gia tăng trong tuần này, đặc biệt với các cuộc giao tranh khốc liệt ở lối vào thung lũng An Lão, nơi đó CQ đã thất bại trong cố gắng giành lại đồi 82, đồi 174, và núi Chéo sau khi đã lọt vào tay Trung đoàn 42 BB tuần trước.
Trận giao tranh quan trọng nhất xảy ra ngày 7 tháng 1, khi CSBV nhã hàng loạt đạn đại bác, tiếp theo sử dụng bộ binh ồ ạt tấn công Đại đội 3/Tiểu đoàn 2/ Trung đoàn 42BB tại đồi 174 nhưng cuối cùng chúng bị đẩy lui bỏ lại 105 xác chết cùng 25 vũ khí đủ loại bị tịch thu. Phía lực lượng phòng thủ Đại đội 3 có 10 chiến sĩ hy sinh và 16 người bị thương.
Qua ngày hôm sau 8 tháng 1, tương tự
ngày hôm trước CSBV tấn công vào các thành phần của Trung đoàn 40 và 42 BB ở lối
vào thung lũng An Lão nhưng thất bại, có 80 CQ bị giết chết, trong khi lực lượng
VNCH chỉ có 9 người hy sinh.
Những báo cáo về các lần đụng độ tiếp theo gần An Lão trong ngày 9 và 13 tháng
1 đã cho thấy Trung đoàn 141 CSBV gánh chịu thiệt hại lớn lao như những lần đụng
độ trước.
Tóm lại, hai tuần đầu tiên của năm 1975,
từ 1 đến 14 tháng 1 tái diễn các cuộc giao tranh khốc liệt; Trung đoàn 12 và
141 của CSBV dường như đang cố gắng hết mình để đẩy lùi Trung đoàn 40 và 42 của
VNCH ra khỏi các vị trí chế ngự ở cả hai bên cửa vào thung lũng An Lão, nhưng
cuối cùng CSBV vẫn thất bại.
Thương vong về phía CQ rất cao với ít nhất hai tiểu đoàn của Trung đoàn 141 kể
như bị loại khỏi vòng chiến ngoài ra Trung đoàn 12 cũng chịu tổn thất nặng nề.
Trong thời gian này, QL/VNCH, vừa chống lại các cuộc tấn công mãnh liệt của
quân đội cộng sản, vừa mở rộng vòng đai phòng thủ và chiếm thêm các vị trí chế
ngự ở trên cao, đặc biệt là khu vực núi Chéo (cao
780m). Mặc dù QL/VNCH đã chiếm được núi Chéo, nhưng CQ vẫn còn quanh quẩn trong khu vực
xung quanh, trong hai ngày 14 và 15 tháng 1 tại phía cực Nam núi Chéo, Trung
đoàn 40BB đã đụng độ và đã gây tổn thất nặng nề cho CQ với 112 tên bỏ xác và và
nhiều vũ khí, đạn dược bị tịch thu, về phía Trung đoàn 40 chỉ bị tổn thất tối
thiểu.
Chiến thắng ở trong tầm tay, người dân địa phương từ Bồng Sơn đã cảm nhận được
điều đó. Trong lúc trận chiến đang lắng dịu, phụ nữ và các cô gái trẻ từ thị trấn
mang thức ăn và nước uống ra tiền tuyến để tiếp tế cho binh lính.
Vào giữa tháng 1, rõ ràng là tướng Niệm Tư lệnh Sư đoàn 22BB đã thắng trận.
Để mừng chiến thắng, Tư lệnh Quân đoàn 2, Thiếu tướng Phạm Văn Phú đến Bồng Sơn
chúc mừng đoàn quân và ân thưởng huy chương cho các chiến sĩ xứng đáng.
Một cuộc diễn hành tự phát đã diễn ra với các anh hùng chiến trường nhịp đều
trên con đường chính ở Bồng Sơn, tay trong tay với các cô gái trong tuổi học
trò, những cô gái đã kết vòng hoa cho họ.
Tất cả mọi thứ từ các phụ nữ mang quà tặng, lễ gắn huy chương và "cuộc diễn
hành hoa", đã được quay phim phổ biến trên đài truyền hình.
Kết luận
Mặc dù đã bị hạn chế nghiêm ngặt sử dụng phi cơ và
pháo binh trong công tác yểm trợ, tất cả bốn Trung đoàn 40, 41, 42 và 47 thuộc Sư đoàn 22 BB đã thay phiên tham
gia vào các thời điểm khác nhau trong một chiến dịch lâu dài, đẫm máu nhưng
thành công để kiểm soát lối vào thung lũng An Lão.
Kết quả chung cuộc cho thấy thương vong về nhân mạng của cộng sản rất cao với
ít nhất hai tiểu đoàn của Trung đoàn 141 CQ bị xóa sổ ngoài ra Trung đoàn 12
cũng chịu tổn thất nặng nề.
Trong báo cáo Survey Of Communist Military Developments In Indochina ngày 21 và
23/01/ 1975, CIA ghi nhận tương tự:
“Ở tỉnh duyên hải Bình Định, các cuộc hành quân của SĐ22BB đã làm gián đoạn sự chuyển vận của CQ trong khu vực hành lang vào thung lũng An Lão và đã
tạm thời vô hiệu hóa Sư đoàn 3 CSBV.
Cho đến nay đã có hơn 500 CQ bỏ xác trong cuộc hành quân này.”
Tướng Phan Đình Niệm và bốn vị Trung đoàn trưởng của SĐ22BB*** có lý do để tự hào là chiến thắng An Lão không những cắt đứt đường tiếp tế huyết mạch của CQ vào thung lũng mà còn tạm thời vô hiệu hóa Sư đoàn 3 CSBV. Đây
là
một kỳ công của SĐ22BB.
Và sau cùng Chuẩn tướng Phan Đình Niệm Tư lệnh SĐ/22BB ngõ lời mời Tư lệnh SĐ 3/CSBV đến Qui Nhơn ăn tiệc Tết với ông.
Không rõ phúc đáp từ TL/SĐ3/CSBV mặc dù Tướng Niệm hứa là sẽ bảo đảm an toàn
cho ông ta trong lúc đến và trở về từ Qui Nhơn.
------------------------------------------------------
PHỤ
CHÚ
Dù đã mất quyền kiểm soái lối vào thung lũng An Lão nhưng vì quận lỵ Bồng Sơn vẫn
nằm trong tầm của pháo binh CSBV nên thường
dân nơi đây vẫn tiếp tục bị thương vong.
Và khu vực Hoài Nhơn, Phù Mỹ vẫn tiếp diễn các cuộc đụng độ giữa hai bên.
Ngày 23/01 cuộc giao tranh đáng kể xảy ra khi một lực lượng CQ mở cuộc tấn công
vào tiểu đoàn 3/Trung đoàn 42BB tại vị trí cách Hoài Nhơn 6 km về hướng Tây. Kết
quả có 15 CQ bỏ xác và bỏ lại một số vũ khí. Phía VNCH không bị thiệt hại.
Các cuộc đụng độ đáng kể khác xảy ra trong ngày 23 và 24/01 tại khu vực phía
Tây đèo Nhông ở Phù Mỹ khi CQ tấn công vị trí đã được trung đoàn 41BB phòng thủ
kiên cố nhưng bị đẩy lui.
Kết quả 23 tên bị giết, bỏ lại một số vũ khí. Có 3 chiến sĩ Trung đoàn 41BB hy
sinh.
***
Các vị
Trung đoàn
trưởng
- Trung đoàn 40 Trung
đoàn trưởng Trung tá Nguyễn Thành Danh
- Trung đoàn 41 Trung đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Thiều
- Trung đoàn 42 Trung đoàn trưởng Đại tá Nguyễn Hữu Thông
- Trung đoàn 47 Trung đoàn trưởng Đại tá Lê Cầu
Comments
Post a Comment