hòn sơn rái, hòn rái, hòn lại sơn, tamassou, nam du, rạch giá, phú quốc

                                SƠN RÁI, HÒN ĐẢO KHÔNG BIẾT ĐẾN CHIẾN TRANH

                                                                                              Thềm Sơn Hà





Lời người dịch:

Hòn Rái – hay còn được gọi là Hòn Lại Sơn, Hòn Sơn Rái, Hòn Sơn. Tên Pháp gọi là Tamassou. Nằm trên vịnh Hà Tiên, giữa quần đảo Nam Du và Hòn Tre thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 55 km về phía Tây Nam theo đường chim bay. 

Trước 1975, đảo Củ Tron và 6 đảo khác thuộc quân đảo Nam Du về hành chánh trực thuộc vào xã Lại Sơn.

Cá nhân tác giả từ khi ra trường năm 1968, đã phục vụ trên Tuần duyên hạm Định Hải (PGM) HQ 610 và đã có cơ hội công tác tại Vùng 4 Duyên hải khoảng 4 lần. Mỗi lần đều có dịp ghé ngang hòn Củ Tron và hòn Lại Sơn.

Điểm cần nhấn mạnh là tại Vùng 4 Duyên hải, với chiến dịch Market Time các Tuần duyên hạm (PGM) và các loại Tuần duyên đĩnh (WPB), Duyên tốc đĩnh (PCF) cùng các ghe Duyên đoàn ngày đêm tuần tiễu, chận xét ghe thuyền di chuyển trong vùng biển từ đảo Phú Quốc đến Hòn Khoai. Ngoại trừ khu vực Bắc đảo Phú Quốc vì gần với biên giới Cam Bốt nên có một ít du kích Việt Cộng hoạt động, còn hầu hết các hải đảo khác cũng rất bình yên tương tự đảo Lại Sơn,  

Đúng như nhận xét của tác giả người Mỹ, đời sống trên hai đảo này rất an bình, mỗi lần ghé ngang dân làng tiếp đãi rất nồng hậu.  Nước mắm trên đảo Lại Sơn có vẽ ngon và thơm hơn nước mắn Phú Quốc. Điểm đặc biệt là đời sống dân trên đảo Lại Sơn rất sung túc, trên đảo có máy phát điện.

Còn điều cũng khá thú vị là sau này con gái ông Xã trưởng Lại Sơn kết hôn với vị Sĩ quan Hải quân khóa 11/SQHQ/NT, ông rất giỏi về hải nghiệp và là Hạm trưởng của một Tuần dương hạm (WHEC).

Bài viết này đăng trong đặc san ‘The Hurricane’ tháng 4/1970 của Quân đoàn II Lục quân HK. Vùng hoạt động  nằm trong lãnh thổ Vùng IIICT. Đơn vị dưới quyền gồm có 5 Sư đoàn và một số Lữ đoàn

                             ***************************************. 



                   Hầu hết mọi người vào một thời điểm nào đó, đều mơ ước được trốn đến một hòn đảo yên bình nơi miền nhiệt đới để câu cá, để vui đùa trên bãi biển cát trắng với gió biển trong lành và cuộc sống nhàn nhã, tránh xa mọi thứ.

Đối với 1.600 người dân làng Việt Nam sống ở Lại Sơn, đây là sự thực. Họ sống trên một hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía Tây của Việt Nam, ở Vịnh Thái Lan, cách xa đất liền, cách xa chiến tranh.

Việt Nam có hàng trăm hòn đảo ngoài khơi. Một số được biết đến và ghé thăm. như Hòn Tre (Đảo Rùa) đã trở thành một điểm nghỉ ngơi khá lý tưởng trong khi Phú Quốc được biết đến là nơi sản xuất một số loại nước mắm ngon nhất ở khắp vùng Đông Nam Á. Những nơi khác chỉ là những chấm nhỏ trên bản đồ. Hòn Lại Sơn cũng là một chấm nhỏ như vậy.

Cư dân của Đảo Lại Sơn thuộc về một ngôi làng độc đáo. Hai trong số ba thôn của Lại Sơn nằm ở đó, Bãi Bắc (Vịnh Bắc) và Bãi Nhà (Vịnh Nhà). Người dân của thôn thứ ba, Củ Tron, sống rải rác trên sáu hòn đảo cách bờ biển 25 km về phía tây. (Chú thích của người dịch:

ngày nay nhóm 6 hòn đảo này thuộc quần đảo Nam Du, tiếng Pháp là Poulo Dama. Trước năm 1975 có Đài kiểm báo 402 của Hải quân VNCH).

Nằm cách bờ biển khoảng 50 km từ thành phố cảng ven biển Rạch Giá, Đảo Lai Sơn có  hình hạt đậu phộng là một tác phẩm  nguyên sơ của mẹ thiên nhiên.

Lai Sơn có hai ngọn núi nguyên thủy là núi lửa và một con đèo tuyệt đẹp nối liền hai ngôi làng. Những chú khỉ hoang lang thang khắp hòn đảo rộng 240 mẫu và có rất nhiều cây dừa.

Không có gì ngạc nhiên khi đánh bắt cá là sinh kế chính của người dân Lại Sơn. Ngoài cá, người dân còn đánh bắt được một số loài tôm, tôm hùm, cua và hàu. Vùng biển của Vịnh Thái Lan cũng cung cấp nguồn cá mập dồi dào, một mặt hàng có giá trị vì người Hoa ở Việt Nam sử dụng vây cá mập để làm thuốc.


  Bến cảng nhỏ của hòn đảo này chật kín các tàu đánh cá neo đậu vào lúc bình minh và hoàng hôn, nhưng thường vắng vẻ vào ban ngày. Những chiếc thuyền, thường dài từ 25' đến 45', không có la bàn và radio, nhưng là phương tiện chính để sinh tồn của dân làng. 

Tất cả năng lực và nguồn lực của họ đều dành để giữ cho thuyền và lưới của họ luôn trong tình trạng tốt.

Cho dù là đánh cá ở vùng biển với những con sóng gập gềnh hay đến Rạch Giá để bán hoặc trao đổi một mẻ cá, thì chiếc thuyền đánh cá của một người đang giữ tay lái là biểu tượng địa vị và là dấu hiệu cho thấy sự đáng kính của họ.


Trung bình, một ngư dân Lại Sơn kiếm được khoảng 3.000 piaster (25 đô la) một ngày, điều này khiến toàn bộ ngôi làng trở nên đặc biệt và tự túc. 

Nhưng mặc dù có thu nhập cao, nghề đánh bắt cá rất vất vả và nguy hiểm, như bất kỳ ngư dân nào từng bị mắc kẹt trong thời tiết khó lường đều chứng ngiệm.


Ngoài đánh cá, dân Lại Sơn còn có một nghề  phụ là sản xuất nước mắm. Cá và cá cơm thối rữa, thành phần chính của nước mắm ngon, tỏa ra mùi đặc trưng từ các ngôi nhà làm nước mắn trên đảo, thực ra chẳng hơn gì những kho chứa khổng lồ đầy ắp những thùng nước mắm to lớn.  

Theo Merle Moore, cố vấn chương trình  Đời sống Mới của Tỉnh Kiên Giang, "Nước mắm của đảo sánh ngang với nước mắm của Phú Quốc và người dân rất tự hào về điều đó. Họ tặng nó như một biểu tượng của tình hữu nghị đối với du khách".

Tuy nhiên, du khách rất hiếm khi đến đảo. Moore, là một trong số ít du khách thường xuyên đến Lai Sơn và ông được chào đón nồng nhiệt hơn hầu hết những người khác.

Bất kỳ máy bay trực thăng nào chở du khách đến bãi biển đều được hàng trăm dân làng vẫy tay và reo hò phấn khởi.

Người Việt ở Lai Sơn rất tò mò và quan tâm đến đất nước của họ mặc dù họ bị cô lập với đất liền bằng chuyến đi trên thuyền đánh cá kéo dài năm giờ. 

Họ nghe một ít về đất liền, về chiến tranh, và coi Sài Gòn là một trung tâm hoạt động và văn hóa lớn.

Tuy nhiên, một người dân làng đã nhận xét, "Tôi đã thấy những bức ảnh của Sài Gòn, nhưng tôi không muốn đến đó. Có quá nhiều người." 

Có lẽ viễn cảnh sống ở một ngôi làng nơi có hòa bình khiến Lai Sơn trở nên hấp dẫn đối với những người không sống ở đó. Một ngư dân cổ da rám nắng nói một cách ngượng ngùng "Một lần, cách đây một thời gian, ông Tỉnh trưởng đã đến đây để kể cho chúng tôi nghe về cuộc chiến và về Việt Cộng. Nhưng tôi đã quên ông ấy nói gì và tôi không biết ai đang chiến đấu."

Không có cố vấn quân sự hay quân đội chánh quy nào trên Lại Son và chỉ có khoảng 30 lính Địa phương quân chủ yếu chỉ để trình diễn. Họ không thực sự thi hành nhiệm vụ của một người lính vì chưa bao giờ có bất kỳ cuộc giao tranh nào trên đảo.


"Những phát súng duy nhất được bắn ở đây là những phát súng báo hiệu rằng một thuyền đánh cá đang neo ngoài khơi, cần có người ra ngoài để đưa họ vào," Kent Paxton, cố vấn trưởng  Quận Kiến Thành, mà Lại Son là một phần, hay đến thăm đảo cho biết. Ông nói tiếp "Các đảo đó không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và bởi những thay đổi đã diễn ra trên khắp Việt Nam  trong thập kỷ qua. Tất nhiên, ở khía cạnh nào đó đây là một nhược điểm; ở những khía cạnh khác, đó là một phước lành trá hình."

Mặc dù việc di chuyển giữa sáu hòn đảo của thôn Củ Tron rất bất tiện, nhưng việc đi đảo rất thú vị và mang lại cảm giác phiêu lưu giữa con người và các hòn đảo vẫn giữ được bản chất thiên nhiên giống như 100 năm trước.

Tinh thần tự hào và hợp tác thể hiện rõ giữa những người dân làng và họ thường xuyên đi lại giữa các đảo chỉ để thăm bạn bè. Người dân thôn Củ Tron đã chèo ghe ngang qua biển để giúp xây dựng trường học trên đảo Lại Sơn và mọi người đều hợp tác bằng cách đóng góp ý kiến của họ khi phải đào giếng nước ngọt.

Vấn đề đầu tiên là tìm nước ngọt ở đâu. Một người dân làng đề nghị là nên đặt úp bát cơm trên khắp đảo và để như vậy trong một ngày. Ông lý luận rằng những bát cơm  ẩm nước bên dưới sau một ngày có thể là nơi để đào giếng lấy nước.

Một người khác đề nghị sử dụng que bói và một người khác nói rằng anh ta có thể biết được vị trí của nước bằng cách cảm nhận mặt đất dưới đôi chân trần của mình. Những cách thức này có thể không phù hợp với khoa học, nhưng bằng cách sử dụng các phương pháp này và với sự giúp đỡ của một kỹ sư mà Lại Sơn hiện có sáu giếng nước ngọt,

Đã từng đi bộ trên bãi biển bằng chân trần, ghé thăm những ngôi nhà tranh của ngư dân, ăn uống câu cá với dân làng và đi thăm viếng giữa các đảo, một du khách đến Lại Sơn không thể thất vọng về các đảo mà đời sống thật an bình không bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.



Comments

Popular posts from this blog

tổng thống nguyễn văn thiệu nói và làm, thủ tướng trần thiện khiêm, lưu vong đài loan, kissinger,

thiếu tướng Phạm văn phú, sư đoàn 22BB, sư đoàn 23BB, sư đoàn 320, sư đoàn 968, ban mê thuột, pleiku, kontum, darlac, biệt động quân, vùng 2ct, quân đoàn 2