trần văn hương, thủ tướng trần văn hương, tổng thống trần văn hương, tiểu sử trần văn hương, nguyễn văn thiệu, nguyễn khánh
TIỂU SỬ THỦ TƯỚNG/TỔNG THỐNG TRẦN VĂN
HƯƠNG
Lời
mở đầu:
Bài viết này hầu hết dựa trên tài liệu của Tòa Tổng Lãnh sự VNCH ở Hồng Kông.
Tài liệu chấm dứt sau ngày bầu cử tháng 9/1967.
Thềm Sơn Hà
Sau khi học hết bậc Tiểu học ở tỉnh
nhà, ông theo học Trường Trung học Mỹ Tho.
Ông được cấp học bổng để theo học Trường Cao đẳng Sư
phạm Hà Nội vào năm 1923 và tốt nghiệp năm 1926.
Từ tháng 9 năm 1926 đến tháng 10 năm 1937, ông dạy tại
Trường Trung học Phổ thông Mỹ Tho.
Ông nhận chức Thanh tra Giáo dục Tiểu học Tỉnh Tây Ninh từ năm 1937 đến tháng
11 năm 1945.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ông tiếp tục giữ chức vụ này, và được bầu làm
Chủ tịch Ủy ban Hành chính Tây Ninh bởi các tổ chức quần chúng địa phương.
Vào ngày 8 tháng 11 năm 1945, khi người Pháp cùng với quân đội Anh tiến vào Tây
Ninh ông đã tham gia phong trào kháng chiến.
Ngày 5 tháng 12 năm 1945, trong khi toán quân của
ông đóng quân tại Bến Cầu, một thành viên của "Việt Minh" thông báo
là ông đã được bầu làm Đại biểu Quốc hội và mời ông ra Hà Nội, nhưng ông từ chối.
Ngày 25 tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm trở về
Việt Nam để thành lập chính phủ. Ông Trần Văn Hương và một số người bạn của ông
được mời tham gia Nội các vào ngày 4 tháng 7 năm 1954, nhưng họ đã từ chối.
Sau
đó, được mời đảm nhiệm chức vụ Đại biểu Chính phủ Nam Việt Nam, ông Hương cũng
từ chối.
Đến cuối tháng 10, ông đồng ý nhận chức Đô trưởng
Sài Gòn nhưng đã từ chức năm tháng sau đó vì có bất đồng chính trị với Thủ tướng
Ngô Đình Diệm.
Vào tháng 6 năm 1956, ông giữ chức Tổng thư ký Hội Hồng
Thập Tự Việt Nam, một tổ chức mà ông đã là thành viên tích cực từ năm 1952.
Sau nỗ lực lật đổ Diệm vào ngày 11 tháng 11 năm 1960, ông đã bị bắt cùng với một
số người bạn và bị giam giữ năm tháng trước khi được tạm thời thả.
Tuy nhiên, ông đã được Tòa án Quân sự tuyên bố trắng án vào ngày 12
tháng 7 năm 1963.
Tháng 1 năm 1964 ông chấp nhận làm hội viên của Hội đồng Nhân sĩ và được bầu
làm Chủ tịch Ủy ban Chính trị.
Ngày 12 tháng 9 năm 1964 Trung tướng Nguyễn Khánh mời ông giữ
chức vụ Đô trưởng Sài Gòn.
Ngày 30 tháng 10 năm 1964, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu mời ông giữ
chức Thủ tướng.
Ngày 4/11/1964 ông ra mắt thành phần trong Nội
các, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu được mời giữ chức vụ phụ tá đặc biệt về Quốc
phòng
Chính phủ của ông đã bị Hội đồng Quân lực lật đổ vào ngày 27 tháng 1 năm 1965.
Ông đã tị nạn tại dinh thự của Đại sứ Anh trong một tuần, sau đó trở thành "Khách
danh dự" của Hội đồng Quân lực Việt Nam Cộng hòa, theo lời mời của Hội đồng,
và đã đến cư trú tại Vũng Tàu trong một biệt thự có tên Santa Maria.
Ông ra tranh cử Tổng thống vào tháng 9, 1967.
Đứng chung liên danh là nhân sĩ Mai Thọ Truyền nhưng thất cử.
Liên danh Nguyễn Văn Thiệu/Nguyễn Cao Kỳ được 1.649.651 phiếu, liên danh Luật
sư Trương Đình Dzu/Trần Văn Chiêu được 817,120 phiếu, liên danh của ông được
474.100 phiếu.
Ngày 18-5-1968 Thủ
tướng Nguyễn Văn Lộc từ chức, ngay sau đó ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
bổ nhiệm chức vụ Thủ tướng.
Bầu cử năm 1971, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái ứng cử, ông đồng ý đứng chung liên danh. Kết quả bầu cử ngày October 3, 1971 liên danh này đắc cử với số phiếu 94,3%.
Ngày 21 tháng 4 năm 1975 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương,Ngày 28 tháng 4 năm
1975 Tổng thống Trần Văn Hương từ chức, trao quyền lại cho Đại tướng Dương Văn
Minh.
Ông Trần Văn Hương đã được xem là một nhân cách vẹn toàn và ông đã từng đi
xe đạp để đi làm khi ông là Đô trưởng Sài Gòn.
Bên cạnh các hoạt động chính trị của mình, ông Trần Văn Hương còn là một nhà
thơ. Ông là tác giả của hai tập thơ có tựa đề "Lao Trung Lãnh Vận" và
"Bó Hoa Cuối Mùa".
Ông cũng đã dẫn giải một vở kịch sân khấu cổ điển "Kim Thạch Kỳ
Duyên" của Bùi Hữu Nghĩa.
Comments
Post a Comment