DUYÊN TỐC ĐỈNH  HI ĐỘI DUYÊN PHÒNG


                                                                      
Thềm Sơn Hà

(trích trong HQ/VNCH Phỏng Vấn 4 Vị Sĩ Quan Cao Cấp, xuât bản 7/2023)
Hải đội Duyên Phòng trực thuộc Vùng Duyên Hải, sử dụng hai loại chiến đỉnh trong công tác tuần duyên là Tuần duyên đỉnh (WPB_Patrol Boat) và Duyên tốc đỉnh (PCF_Patrol Craft Fast) 

 Có 4 HĐDP (1,2,3 và 4) sử dụng PCF và WPB. Riêng HĐ5DP chỉ sử dụng PCF.


DUYÊN TỐC ĐĨNH _ PCF (Patrol Craft Fast)

Tháng 10/1965, hai PCF đầu tiên của HQHK là PCF-3 và PCF-4 bắt đầu hoạt động  trong vùng duyên hải VNCH. Tháng 9/1968 gia tăng đến 84 chiếc. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là tham gia hành quân Market Time, PCF còn tham dự hành quân Jackstay càn quét VC trong khu vực Đặc khu Rừng Sát.
Khoảng giữa năm 1968,  HĐ4DP được thành lập để chuẩn bị nhận bàn giao PCF và WPB từ HQHK  
Giữa tháng 10/1968 khởi đầu chiến dịch SEALORDS (Southeast Asia Lake, Ocean, River, and Delta Strategy tạm dịch là Chiến lược Sông, Hồ, Biển và Đồng bằng) phối hợp hành quân giữa HK và VN.
Trước đó, ngày 4/10/1968  PCF 38 của HQHK đã mạo hiểm đơn độc thực hiện chuyến giang hành đầu tiên xâm nhập vào cửa sông Cửa Lớn và đi ra bằng cửa sông Bồ Đề. Với vận tốc tối đa 25 knots  chỉ mất một giờ rưỡi từ Tây sang Đông.




Ngày 4 tháng 10, PCF 3 của HQHK đột nhập rạch Giang Thành, Hà Tiên, quá bất ngờ địch không kịp trở tay, chỉ nổ súng khi nhìn thấy lá cờ Mỹ cách khoảng 100m. Kết quả 3 VC bị bắn chết.
Ngày 17/10/1968, 3 PCF HK tiến sâu vào sông Ông Đốc khoảng 7 km.  

Tiếp theo, ngày 11/11/1968 5 PCF của HK giang hành vào Cửa Bồ Đề xuyên ngang Năm Căn và đi ra Cửa Lớn với sự yểm trợ của phi cơ, trực thăng và chiến hạm.
Tháng 3/1969, hai PCF HQHK tham dự hành quân Giant Slingshot tuần tiễu trên sông Vàm Cỏ.


Ngoài ra, trong khuôn khổ chiến dịch SEALORDS, PCF chính thức bắt đầu hoạt động trong vùng Năm Căn, Cà Mau, Gành Hào, Cửa Bảy Háp, Sông Ông Đốc, Hà Tiên và các cửa sông Cửu Long.
                  THÀNH LẬP HẢI ĐỘI DUYÊN PHÒNG
1.- Hải đội 4 Duyên Phòng

“Hải Đội 4 Duyên Phòng [1] được chánh thức thành lập sau khi nhận lãnh 4 PCF mark II tại An Thới vào ngày 19 tháng 7 năm 1968. Đây là 4 PCF đầu tiên được chuyển giao cho HQVN, các chiến đỉnh nầy được đưa đến Việt Nam trên một LSD Hoa Kỳ, và tất cả trang bị và vũ khí cá nhân đều được chứa trong thùng.”
(Phùng Học Thông ‘Hải Đội 4 Duyên Phòng’_ Dòng Sông Cũ)

Để chuẩn bị tiếp nhận PCF từ HQHK, BTL Vùng 4 DH tổ chức toán 71 sĩ quan và đoàn viên xuống thực tập tại chỗ với các PCF thuộc HQHK đang hoạt động trong các khu vực Market Time. Sau 6 tháng tập trung học hỏi, ngày 19/07/1968 4 PCF đầu tiên mang số từ 3800 đến 3803 được HK bàn giao cho HQVN, hoạt động ở 2  khu vực Market Time trước đó do HQHK đảm trách kể từ ngày 31/7/1968.  (All Hands Magazine tháng 11/1968)
CHT là HQ Thiếu tá Hà Văn Ngạc (k.5/SQHQ/NT).
Tiếp theo trong tháng 11/1968 và tháng 12/1968 HQHK bàn giao thêm 8 PCF.
Tổng số PCF thuộc HĐ4DP là 24 chiếc.

- Ngày 27/12/1968, hai PCF thuộc HĐ4DP treo cờ VNCH lần đầu tiên xâm nhập vào Sông Cái Lớn đến tận quận Kiên Hưng (Gò Quao), Rạch Gía. Chuyến giang hành bất ngờ dài 25 hải lý không có sự chạm trán nào với VC, mục đích là để PCF của HQVN quen thuộc với hoạt động sông ngòi trong chiến dịch SEA LORDS.
- Đêm 22/01/1969, hai PCF thuộc HĐ4DP tham dự hành quân hỗn hợp ở tỉnh Kiên Giang bị VC tấn công trên sông Cái Lớn, một chiếc bị trúng đạn, cố vấn Mỹ bị thương rớt xuống sông không tìm được xác. Hai PCF phản pháo bằng đại liên 50, M-79 và M-16 làm địch ngưng tác xạ.
- Ngày 8/2/1969 hai PCF thuộc HĐ4DP tham dự hành quân trên rạch Giang Thành, Hà Tiên.

- Tháng 10/1969, HĐ4DP tăng phái 4 PCF (trong đó có 3804, 3806 và 3806) xuống Năm Căn.
- Tháng 7/1970, PCF 3816 do HQ Thiếu úy Nguyễn Văn Sung (k.17/SQHQ/NT) làm thuyền trưởng trong khi hộ tống AKL 28 bị VC phục kích, Thiếu úy Sung bị thương, sau đó mất trong Quân y viện Cộng Hòa.


2.-Hải đội 3 Duyên phòng
Tháng 12/1968, thành lập HĐ3DP, Chỉ huy trưởng là HQ Thiếu tá Hà Đắc Vinh (k.7/SQHQ/NT), nhận bàn giao 2 PCF đầu tiên mang số 3826 và 3827.
Tổng số PCF thuộc HĐ3DP là 11 chiếc.
3.- Hải đội 2 Duyên phòng
Ngày 31/10/1969, bàn giao 13 PCF tại HQCX Sài Gòn. Toán PCF này trực chỉ Qui Nhơn thành lập Hải đội 2 Duyên phòng.
Ngày 5/11/1969  HĐ2DP và Trung tâm Kiểm soát V2DH bắt đầu hoạt động tại Qui Nhơn.
Ngày 01/04/1970, HQHK bàn giao thêm 7 PCF tại Nha Trang (sau đó toán này về Cam Ranh), đồng thời bàn giao Trung tâm Kiểm soát Duyên hải Nha Trang.
Ngày 07/09/1970, lúc 02:30H VC đặt mìn chìm PCF 3863 đang neo trong khu vực xã Hưng Lương, Qui Nhơn. HQ Trung úy Nguyễn Ngọc Cơ (k.17/NT) đang thực tập để chuẩn bị nhận PCF bàn giao cho HĐ5DP mất tích. Toán trục vớt tìm được xác ông ngày hôm sau 8/9. Ngày 12/8 chiếc 3863 được vớt lên mang về Qui Nhơn sửa chửa. Trung úy Cơ được tru
y thăng cố HQ Đại úy.
Ngày 9/03/1972, hai PCF bị VC đặt mìn chìm ở cầu tàu Qui Nhơn, không thiệt hại nhân mạng.
Tổng số PCF thuộc HĐ2DP là 25 chiếc (14 chiếc ở Qui Nhơn, 11 chiếc ở Cam Ranh).
4.- Hải đội 1 Duyên phòng
Thành lập ngày 28/02/1970, cùng ngày HQHK bàn giao 11 PCF tại Đà Nẵng.
Tổng số PCF thuộc HĐ1DP là 12 chiếc. Chỉ huy trưởng là HQ Thiếu tá Tôn Thất Kỳ (k.8/NT)
5.- Hải đội 5 Duyên phòng
••• Lý do thiết lp căn c ni Sea Float:
Sau thời gian nghiên cứu tỉ mỉ với mục đích tái thiết lập sự hiện diện của chánh quyền VNCH tại khu vực bán đảo Cà Mau, ngày 26/ 6/1969 hành quân Sea Float/Trần Hưng Đạo IV bắt đầu, Bộ chỉ huy đặt trên Căn cứ yểm trợ chiến thuật Lưu động (MOBILE ADVANCED TACTICAL SUPPORT BASE_MATSB) SEA FLOAT neo trên sông Cửa Lớn ở vị trí VQ 992673.
Để hoàn thành mục đích nêu trên, HQHK và HQVN đã gởi một lực lượng hùng hậu đến hoạt động nơi đây.

Tháng 3/1970, lực lượng HK gồm có 22 PCF, 2 LST, 3 PG, 3 Tango, 2 Alpha, 1 Zippo , 1 Monitor, toán SEAL, toán UDT, Seawolves, trực thăng Bộ binh HK, OV-10.
Về phần lực lượng HQVN gồm có HQ 401, HQ 403, HQ 404, HQ 228, HQ 331, 6 PCF của HĐ5ĐP (3801, 3802, 3804, 3810, 3812 và 3813), ghe của Duyên đoàn 35, 36, toán Tâm lý chiến hải quân.
Về phần bộ binh có Biệt động quân và Lực lượng đặc biệt (Mobile Strike Force hay MIKE Force).
Ngày 13/3 Chuẩn tướng Nguyễn Vĩnh Nghi TL/SĐ/21BB đến Năm Căn gắn huy chương cho 4 thủy thủ HQVN, 5 thủy thủ HQHK và 2 cố vấn Lực lượng Đặc biệt.
Trong tháng 4 đã có hơn 223 lần nổ súng yểm trợ căn cứ nổi. Đêm 21/4, bốn thợ lặn VC mang chất nổ định phá hủy Sea Float nhưng đã bị phát hiện kịp thời cả 4 tên đều bị giết chết.

Ngày 2/7 3 giang đĩnh GĐ45NC (thay thế LLTB/HK) bị phục kích với đủ loại vũ khí, 2 chiếc bị hư hại 1 chiếc Alpha bị chìm. Về nhân mạng 4 chiến sĩ GĐ45NC hy sinh, 7 bị thương và 1 thủy thủ HK bị thương,
Đêm 6/7, Cơ xưởng hạm Krishna (ARL-38) bị trúng mìn trong khi neo gần Sea Float thủng một lỗ 20x17 ft ở hầm máy phía tả.
Ngày 14/7 USS Canon (PG 90) trong khi hộ tống USS Brule (AKL 28) đã bị trúng đạn RPG 7 ngay hầm máy bên trái, máy tả bất khiển dụng phải ủi vô bờ, chiếc 3816 bị trúng 2 hỏa tiễn. Lực lượng tiếp viện đưa lính lên bờ lục soát tìm thấy 6 tử thi VC. Hai thủy thủ HK và 6 thủy thủ VN bị thương.  
Rạng sáng ngày 30/7, Trợ chiến hạm HQ 225 trong khi buộc phao ở hướng đông căn cứ Sea Float đã bị trúng mìn ở phần lái hữu hạm. Tàu chìm trong vòng vài phút, chỉ còn khoảng 10 ft phần mũi nổi trên mặt nước, 17 nhân viên tử trận.

Khoảng giữa tháng 7/1970, toán 12 Sĩ quan khóa 17 về An Thới thực tập trên các PCF của HĐ4DP chuẩn bị nhận bàn giao từ HQHK và thành lập HĐ5DP.
Ngày 01/9/1970: HQHK bàn giao 8 PCF cho HĐ5DP tại An Thới, mang số từ 3900 đến 3907. Trong lễ bàn giao có mặt HQ Trung tá Đỗ Kiểm TL/V4DH và HQ Trung tá Phạm Gia Luật Chỉ Huy trưởng HĐ5DP.  


Khóa 17/SQHQ/NT thăng cấp Trung úy ngày 31/08/1970, lúc bấy giờ công điện thăng cấp chưa nhận được nên còn mang lon Thiếu úy. Thủy thủ đoàn hầu hết là tân binh mới ra trường.

(PCF HĐ5DP bắt đầu với số 3900 và hầu hết đều là Mark-1. Đặc biệt có 3 chiếc bàn giao lần cuối là Mark-3. Danh sách trên thiếu HQ Trung úy Ngô Văn Xinh thuyền trưởng 3904 đã hy sinh và HQ Trung úy Nguyễn Văn Hoàng thuyền trưởng 3905).

Ngay sau đó, phân đội trực chỉ Năm Căn, riêng PCF 3906 vì trở ngại kỹ thuật nên ở lại An Thới.
HQ Trung úy Đàm Đình Bình là Sĩ quan thâm niên hiện diện trong toán lãnh PCF ở An Thới nên được chỉ định chức Quyền Chi đội trưởng. Tại Sea Float, vị Sĩ quan Chỉ huy Hành quân là người Mỹ và SQ phụ tá là HQ Thiếu tá Nguyễn Hữu Phú (k.10/SQHQ/NT).

Cũng trong thời gian này, toán PCF biệt phái của HĐ4DP rút về An Thới, đồng thời chi đội trực thăng Sea Wolf cũng rút về Bình Thủy, tuy nhiên toán PCF tăng phái từ Cát Lở vẫn còn ở lại.
Ngoài PCF của HĐ5DP, còn có GĐ45NC (thay thế giang đĩnh HK từ tháng 6/70), ghe Duyên đoàn 35, 36, toán Người nhái và toán Biệt hải.


Ngày 1/9 Bộ chỉ huy 116.1 (CTG 116.1) dời lên bờ, căn cứ này được đặt tên là Solid Anchor.
Qua ngày 2/9, PCF bắt đầu công tác tuần tiễu, hộ tống ban ngày, vào rạch phục kích ban đêm (thường đi từng cặp), mỗi tàu có 1 hạ sĩ quan Mỹ làm cố vấn.công tác vào rạch nhỏ phục kích ban đêm, lúc PCF HK chưa rút, mỗi lần đụng độ khi cần yêu cầu yểm trợ, trực thăng Sea Wolf  bay đến tức thời. Điểm cần nhấn mạnh là những con rạch nhỏ bề ngang rất hẹp, khi tàu ủi vô nằm kích, lúc nước ròng hầu như hai phần ba lườn tàu nằm trên cạn. Nếu bị tấn công sẽ rất khó khăn xoay sở, nhất là khi không có trực thăng yểm trợ kịp thời. Các SQ thuyền trưởng khóa 17 hầu hết đã từng phục vụ ở các GĐTB, TT, XP. Vì vậy rút kinh nghiệm sau vài lần thi hành công tác, chúng tôi trình bày yếu điểm này lên cấp chỉ huy Việt-Mỹ. Từ đó PCF không còn vô kích trong rạch.


Ngày 2/9 toán đầu tiên của Tiểu đoàn 6 TQLC cùng với khẩu đội pháo binh được điều động đến khu vực hành quân Solid Anchor, toán sau cùng đến ngày 5/9.
Ngày 3/9 tất cả nhân viên còn lại ở Sea Float đều chuyển lên bờ.
Trong tháng 9/1970, tình hình  rất sôi động, tổng cộng 13 lần VC phục kích các đơn vị thuộc Solid Anchor, kết quả 3 PCF, 2 Tango, 1 LSM và 1 tàu kéo dân sự bị hư hại, 3 người Mỹ và 9 chiến sĩ HQVN bị thương.

Ngoài ra GĐ45NC bị đánh mìn gần căn cứ thiệt hại rất cao với 1 Alpha và 1 Tango bị chìm, 2 alpha và 1 Tango bị hư hại, 8 chiến sĩ hy sinh và 6 người bị thương.


Mỗi đêm, đề phòng VC pháo kích và đặt mìn, tất cả chiến đĩnh đều nhận lệnh chỉ định vị trí phân tán. Đêm 27/9, chiếc 3904 do HQ Trung úy Ngô Văn Xinh làm thuyền trưởng được chỉ định buộc phao gần phía bên kia bờ sông. Sau khi buộc xong, Trung úy Xinh và Trung sĩ thuyền phó còn ở trên phao,  không hiểu sao trái lựu đạn chống đặc công mang theo phát nổ, cả hai rớt xuống sông. Tất cả PCF và giang đĩnh khiển dụng được huy động đổ xô chia từng khu vực, đèn pha rọi sáng dốc sức tìm kiếm nhưng không thấy vết tích. Hai ngày sau vẫn tiếp tục tìm kiếm phát hiện thi thể Trung úy Xinh, ngày tiếp theo vớt được xác người Trung sĩ.
Vào khoảng cuối tháng 9, một số Sĩ quan khóa 1 và 2 OCS Newport, Rhode Island (Officer Candidate School) vừa tốt nghiệp với cấp bậc HQ Chuẩn úy thuyên chuyển xuống các PCF ở Năm Căn với chức vụ Thuyền phó (k.1/OCS có 59 người ra trường ngày 21/8. K.2/0CS có 59 người ra trường ngày23/9)
- 1/10/1970, nhận 8 PCF từ HQHK ở Cát Lỡ, thuyền trưởng toàn là k.17/NT, trong số này có HQ Trung úy Nguyễn Thành Phước, Nguyễn Ngọc Hội, Nguyễn Tấn Đạt, Nguyễn Trần Lê, Hoàng Như Hiền, Ngô Văn Giai, Võ Liệp, Hà Ngọc Lưu, Trương Ngọc Phước (thăng cp đc cách ti mt trn HQ Thiếu tá đu năm 1975)…  Trực chỉ Năm Căn ngay sau khi bàn giao.
Khi toán này đến nơi, toán PCF tăng phái thuộc HĐ3DP rút về Cát Lỡ.

Trong tháng 10 có tất cả 9 lần VC phục kích bằng hỏa tiễn B-41 gây thiệt hại 3 Tango, 1 CCB, 2 Alpha thuộc GĐ41NC mới vừa đến vùng thay thế GĐ45NC, ngoài ra cũng gây hư hại 2 PCF và 1 LSIL. Về nhân sự có 3 thủy thủ HK, 12 thủy thủ VN và 4 TQLC bị thương.
Ngày 26/10, 2 Alpha thuộc GĐ41NC khi di chuyển trên kinh Cái Nháp, chiếc dẫn đầu bị trúng mìn chìm trong vòng 3 phút, 1 thủy thủ Mỹ và 7 thủy thủ VN bị thương, 1 ghe nhỏ chở 4 người dân bị ảnh hưởng, ghe bị phá hủy,cả 4 người dân đều tử nạn. Đây là lần đầu tiên VC sử dụng mìn điều khiển  trong khu vực Năm Căn. 
Ngày 31/10, 3 giang đĩnh GĐ41NC phát hiện quả mìn điều khiển cũng trong cùng khu vực, nhân viên lần theo đường dây dẫn đến bunker cách bờ khoảng 25 m.

- 31/10/1970  HK bàn giao thêm 8 PCF ở Cát Lỡ, 4 chiếc xuống Năm Căn ngay sau khi nhận.
Trong tháng 11, VC đã phục kích 3 lần gây thiệt hại không đáng kể đối với LSSL 230 và PCF 3919. Hai vụ mìn nổ gây thiệt hại trung bình với 1 alpha và thiệt hại nhẹ với 1 alpha và 1 tango. 9 thủy thủ VN và 1 cố vấn Mỹ bị thương nhẹ.

- 01/11/1970, HQ Đại tá E. I. Finke được chỉ định giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Task Group 116.1, HQ Đại tá Vương Hữu Thiều là Phụ tá kiêm Tham mưu trưởng.
- 2/11/1970, HQ Trung úy Nguyễn Văn Từ được chỉ định dẫn 6 PCF về Cát Lỡ sửa chửa, 3904 và 3907 được hai chiếc PCF khác buộc dây kéo đi, giữa đường bị bão NORA, chiếc 3907 bị đứt dây *** nước tràn vô, tàu chìm ở vị trí XR 645160, 10 giờ sau đó 3904 cũng bị đứt dây chịu chung số phận. Không có thiệt hại về nhân mạng. Sau đó tất cả vào tạm trú tại căn cứ Duyên đoàn 36 ở Long Phú.
Cần ghi nhận thêm là trong trận bão này, ngay cả PGM, WPB của HĐ3DP và 3 PCF của HQHK cũng bị ảnh hưởng, Lực lượng Kiểm soát Duyên hải CTF-115 phải dốc sức tìm kiếm. (báo cáo tháng 11/1970 của Commander U.S. Naval Forces, Vietnam  và theo lời HQ Đại úy Nguyễn Văn Từ)
(LTG: HQ Trung úy Thềm Sơn Hà thuyền trưởng 3907, không có mặt vì đang đi phép.)
- 15/11/1970, PCF 3913 bị phục kích ở vị trí VQ 890 580.
- 22/11/1970,  toán Seals HK 10 người cùng với 19 Nghĩa quân đã dột nhập vào trại tù binh VC cách Năm Căn 15 km về hướng Đông Nam, giải thoát 19 tù binh sau khi đã đụng độ với 18 lính canh VC. Hai VC bị bắt sống cùnh một số tài liệu bị tịch thu.

- 26/11/1970, TL/HQ, Phó Đô đốc J. H. King, Jr. TL/HQHK/VN và Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh  TLP/Vùng 4 CT hiện diện trong buổi lễ khánh thành phi đạo Năm Căn.
- 1/12/1970, HQHK bàn giao 14 PCF cho HĐ5DP tại Cát Lỡ, đợt chuyển giao này được xem như là cuối cùng, các PCF của HĐ5DP hầu hết hoạt động trong sông.
HQ Đại úy Đặng Văn Mỹ lúc bấy giờ là HQ Thiếu úy Thuyền trưởng PCF 3929 nhớ lại: “Ngày 1 tháng 12 năm 1970, Hải quân Hoa Kỳ bàn giao 14 chiếc PCF cuối cùng cho Hải quân VNCH ở Cát Lở.  Có 10 HQ Thiếu úy k.18/SQHQ/NT trực tiếp nhận tàu từ Hoa Kỳ trong đợt nầy. Ngay trong đêm hôm đó, 5 PCF 3923, 3924, 3928, 3929 và 3930 do các HQ Thiếu úy Nguyễn Văn Bé, Cao Thanh Phong, Nguyễn Văn Minh, Đặng Văn Mỹ và Luyện Thái làm thuyền trưởng khởi hành đi Năm Căn. HQ Trung úy Hồ Văn Năm k17/SQHQ/NT làm Trưởng toán. Các PCF nầy trực thuộc Chi đội 511 do HQ Đại úy Lê Văn Quý K14/SQHQ/NT làm Chi đội trưởng, HQ Trung úy Đàm Đình Bình K17/SQHQ/NT Chi đội phó.”
Số PCF còn lại 9 chiếc (trong đó có 3 chiếc Mark-3) về Mỹ Tho và Sa Đéc.
Tổng số PCF thuộc HĐ5DP là 34 chiếc và số PCF bàn giao cho HQVN là 106 chiếc.
Đặc biệt là HĐ5DP không sử dụng Tuần duyên đĩnh (WPB).

Trong thời gian này căn cứ trên bờ chưa được hoàn tất, các PCF vẫn tiếp tục hộ tống các tàu kéo xà lan chở vật liệu xây cất.

Tháng 12 VC phục kích 5 lần, 2 lần nổ mìn và 1 lần pháo kích vô căn cứ. Kết quả 1 tango chìm, hư hại 1 monitor, 1 alpha, 1 PCF và 2 tàu kéo dân sự.

Về nhân mạng 1 thủy thủ VN tử trận, 1 người Phi trên tàu kéo tử thương, 3 người Mỹ, 12 thủy thủ VN và 4 người Phi bị thương.

Các Alpha gởi đến tiếp viện cũng bị nổ mìn nhưng không gây thiệt hại, Sea Wolves yểm trợ cho trực thăng cứu thương đến gần tàu mang người bị thương về căn cứ.

Ngoài ra trong các cuộc hành quân lục soát của TQLC đã có 23 lần đụng độ với VC, kết quả 29 VC bị giết, 61 tên bị bắt sống.

Với lần tiếp nhận PCF sau cùng, việc thành lập HĐ5DP kể như hoàn tất. Căn cứ HĐ5DP đặt tại Mỹ Tho. Chỉ huy trưởng HQ Trung tá Phạm Gia Luật và Chỉ huy phó HQ Thiếu tá Nguyễn Tấn Đơn đều ở nơi đây.
HQ Đại úy Lê Văn Qúy (Qúy De Gaulle) k.14 được chỉ định chỉ huy phân đội PCF ở Năm Căn. Về sau HQ Đại úy Phạm Văn Ty cùng khóa xuống thay thế.  





Tiếp theo ngày 1/4/1971 lễ bàn giao chỉ huy hành quân từ HQHK sang HQVN. Hành quân Sea Float/THĐ III nay đổi thành tên là Solid Anchor/THĐ IV. (Solid Anchor Tran Hung Dao IV_Vietnam.ttu.edu)

- 21/11/1971, HQ Trung tá Phạm Gia Luật thay thế HQ Đại tá Vương Hữu Thiều chỉ huy hành quân Trần Hưng Đạo IV. Bộ chỉ huy và căn cứ của HĐ5DP chính thức dời từ Mỹ Tho về Năm Căn. Chỉ huy phó là HQ Đại úy Nguyễn Đình Thu (k.13/NT).
- đầu năm 1971, khoảng 8 PCF thuộc HĐ5DP biệt phái Tân Châu với nhiệm vụ hộ tống đoàn convoy lên Nam Vang. Ngày 01/03/1972, chấm dứt nhiệm vụ, các PCF trở về Năm Căn.
Ngày 26/07/1972, HQVN tiếp nhận thêm 1 PCF sau cùng tại Cát Lở.
Như vy tng s PCF bàn giao cho Hi đội Duyên phòng là 107 chiếc.













Comments

Popular posts from this blog

tổng thống nguyễn văn thiệu nói và làm, thủ tướng trần thiện khiêm, lưu vong đài loan, kissinger,

thiếu tướng Phạm văn phú, sư đoàn 22BB, sư đoàn 23BB, sư đoàn 320, sư đoàn 968, ban mê thuột, pleiku, kontum, darlac, biệt động quân, vùng 2ct, quân đoàn 2