NGUYỄN VĂN THIỆU, TRẦN THIỆN KHIÊM , CAO VĂN VIÊN, PHẠM VĂN PHÚ và VÙNG II CHIẾN THUẬT NĂM 1975

 

NGUYN VĂN THIU_TRN THIN KHIÊM _cao VĂN VIÊN_PHM VĂN PHÚ  và VÙNG II CT NĂM  1975

                                                                                                                                          Thềm Sơn Hà



Ngày 30/10/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu loan báo bổ nhiệm Thiếu tướng Phạm Văn Phú vào chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II kiêm Tư lệnh Vùng II CT thay thế Trung tướng Nguyễn Văn Toàn.
(Theo Phạm Huấn-qua lời đề nghị của Phó Tổng thống Trần Văn Hương).

Tướng Phú đang là Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quang Trung; ông về đây để phục hồi sức khỏe sau khi đã đảm nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 1BB trong mùa Hè đỏ lữa 1972.


Bắt đầu nhậm chức TL/QĐ II kiêm VIICT chỉ trong vòng vài tháng, hai đơn vị chủ lực dưới quyền ông là SĐ22 và SĐ23BB đã gặt hát được chiến thắng vẽ vang. 

••• Chiến thắng An Lão.
Cuộc hành quân bắt đầu ngày 10 tháng 8 do SĐ22 BB tổ chức chống lại các thành phần thuộc Sư đoàn 3 Sao vàng của CSBV bảo vệ lối vào thung lũng An Lão ở phía Bắc của tỉnh Bình Định.

Cửa ngõ này từ lâu nay là một thành trì của Cộng sản, kiểm soát lối vào thung lũng An Lão.

CSBV vận chuyễn người, vũ khí và quân cụ qua hành lang này để mở các cuộc tấn công và phá hoại trong địa bàn tỉnh.

Mặc dù Bộ Tổng tham mưu ở Sài Gòn đã ra lệnh hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng phi cơ và pháo binh, tất cả bốn Trung đoàn 40, 41, 42 và 47 thuộc Sư đoàn 22 BB đã thay phiên tham gia vào các thời điểm khác nhau trong một chiến dịch lâu dài, đẫm máu.
Cần lưu ý đây là lần đầu tiên kể từ năm 1971, lực lượng VNCH đã kiểm soát thung lũng An Lão và lần đầu tiên kể từ năm 1964 một lực lượng QL/VNCH, không được hỗ trợ bởi quân đội đồng minh, đã có mặt ở đó.
Chiến thắng của SĐ 22/BB là một trong các chiến thắng đã được Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn tường trình về Bộ Ngoại Giao (điện văn số 127683 ngày 31/01/1975) ca ngợi gương chiến đấu anh dũng và thành tích sáng ngời của QL/VNCH qua các thí dụ điển hình khắp 4 Vùng Chiến thuật.
Kết quả chung cuộc cho thấy thương vong về nhân mạng của cộng sản rất cao với ít nhất hai tiểu đoàn của Trung đoàn 141 CQ bị xóa sổ ngoài ra Trung đoàn 12 cũng chịu tổn thất nặng nề.
Trong báo cáo Survey Of Communist Military Developments In Indochina ngày 21 và 23/01/ 1975, CIA ghi nhận tương tự:
“Ở tỉnh duyên hải Bình Định, các cuộc hành quân của SĐ22BB đã làm gián đoạn sự chuyển vận của CQ trong khu vực hành lang vào thung lũng An Lão và đã tạm thời vô hiệu hóa Sư đoàn 3 CSBV.
Cho đến nay đã có hơn 500 CQ bỏ xác trong cuộc hành quân này.”

••• Chiến thắng Thạnh An.
Được tin tình báo CQ dự định mở cuộc tấn công quy mô vào quận Thạnh An (Lệ Thanh)
phía Tây tỉnh Pleiku, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, TL/QĐII ra lệnh SĐ23BB (Trung đoàn 45 và 53BB) phối hợp với LĐ25/BĐQ mở cuộc hành quân ‘Hòa Bình’ càn quét khu vực, Cuộc hành quân bắt đầu từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 16 tháng 12 năm 1974, gây tổn thất nặng nề cho ít nhất hai tiểu đoàn thuộc trung đoàn 64 CSBV với 239 CQ bỏ xác. Ngoài ra, quân đội VNCH còn bắt được một CQ, tịch thu 17 vũ khí cộng đồng, 63 vũ khí cá nhân, 2 điện thoại chicom và lớn số lượng đạn dược và tài liệu.
Về phía VNCH có 18 chiến sĩ hy sinh, 37 bị thương và 14.
mất tích Cuộc hành quân này đã phá tan âm mưu tấn công quận Thạnh An của CSBV.

Ngày 22/01/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã có buổi nói chuyện với đại diện CIA “Tướng Phú nói rằng ông không thể mong đợi có thêm lực lượng nào để cho ông sử dụng. Ông nói rằng điều quan trọng của sự sống còn từ khía cạnh chính trị là ngăn chặn việc mất thêm bất kỳ thủ phủ nào ở cấp tỉnh của VNCH và nhận thấy là để thực hiện mục tiêu này trong khu vực trách nhiệm của mình. Ông có thể phải hy sinh một số quận, đặc biệt là ông đề cập đến khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định.
Về Ban Mê Thuột ông cho là: Lực lượng còn lại của Trung đoàn 53 /QLVNCH hiện đang ở gần thành phố Pleiku nhưng có thể được di chuyển trở lại Ban Mê Thuột trong vòng chín giờ nếu cần đến đó.”

Và qua nhận xét của CIA thì: “Tướng Phú có sức khỏe rất tốt. Ông là người năng động, nhiệt tình và tự tin. Ông có vẻ hoàn toàn làm chủ được tình hình và nắm vững tình thế. Rất tham vọng và quyết tâm đạt đến thành công.

Có lý do để Tướng Phú tự tin về vấn đề phòng thủ BMT vì qua báo cáo TĐS/SG gởi về BNG/HK ngày 29/1, BTL/SĐ23BB nhận định về Sư đoàn 320 như sau:
“Cấp chỉ huy của Sư đoàn 23BB lo ngại sự hiện diện của Sư đoàn 968 Bắc Việt làm cho Sư đoàn 320 Bắc Việt rảnh tay để tiến đánh tỉnh Darlac. Tuy nhiên, Sư đoàn 320 được cho là đang thiếu lính. Trung đoàn 48 và 64 của sư đoàn này đã bị tổn thất nặng nề trong nỗ lực chiếm Plei Me không thành công vào tháng 8 và tháng 9 năm 1974. Thêm vào đó, trung đoàn 64 còn chịu tổn thất nặng nề trong cuộc hành quân của sư đoàn 23 phá tan âm mưu  đánh chiếm Thạnh An của chúng vào tháng 12 năm 1974. Ngoài ra một trung đoàn khác của sư đoàn 320, trung đoàn 9, được cho là đã bị thiệt hại 126 tên bỏ xác kể từ ngày 1 tháng 1 trong các cuộc hành quân của QL/VNCH ở phía Tây thành phố Pleiku.”

Sáng ngày 10/3, khi được tin CQ tấn công Ban Mê Thuột, Tổng lãnh sự HK tại Nha Trang đã đến gặp Thiếu tướng Phú, nhận xét cặp mắt Tướng Phú mắt đỏ hoe vì thiếu ngủ, nhưng rất thấu hiểu và nắm vững tình hình. Tướng Phú trình bày tình hình hiện tại trong Quân đoàn II; ông nổi giận với ĐPQ Chi khu Thuần Mẫn thuộc Tiểu khu Phú Bổn, đã bỏ chạy mà không kháng cự. Với các đường giao thông chính yếu bị cắt đứt, Tướng Phú phải trông cậy nhiều vào Chinook để vận chuyển quân tiếp viện. Ông thường được cung cấp 6 chiếc mỗi buổi sáng, nhưng đến cuối ngày giảm xuống còn khoảng 2 chiếc vì trục trặc máy móc.
Ông đã yêu cầu Bộ TTM ở Sài Gòn gởi thêm một Liên đoàn BĐQ và KQVN cung cấp 100 phi vụ không kích mỗi ngày (hôm qua 9/3 ông đã có 60 phi vụ).
Cho đến nay không có vấn đề về tiếp vận hay thiếu đạn.


Ngày 13 tháng 3

Tài liệu sưu tầm trong www.vietnam.ttu.edu cho thấy vào ngày 10 tháng 5 năm 1975 tại Đài Bắc, Thủ tướng Khiêm đã tiết lộ như sau:

 “Liên quan đến các quyết định ảnh hưởng đến việc triệt thoái khỏi hai tỉnh Pleiku và Kontum ở Vùng II Chiến Thuật, tướng Khiêm nói là  trong buổi họp sáng ngày 13 tháng 3 của Hội đồng An ninh Quốc gia, sau bửa ăn sáng, TT Thiệu cho là  tuyệt đối cần phải giữ Ban Mê Thuột, bởi vì Ban Mê Thuột là vị trí quan trọng là chìa khóa để phòng thủ các tỉnh đông dân Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận dọc theo duyên hải.
Tướng Viên đáp lời là Bộ Tổng Tham Mưu không còn lực lượng trừ bị để tăng viện và điều này có nghĩa là Thiếu tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh VIICT phải chiếm lại Ban Mê Thuột với lực lượng mà ông đang có tại Vùng II.
Ngay sau đó TT Thiu quyết định cn phi hy sinh Pleiku và Kontum vì được xem như kém quan trng hơn và trit thoái lc lượng khi hai tnh này.
Hiện diện trong buổi họp do Tổng thống chủ tọa gồm có Phó Tổng thống Trần Văn Hương, Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Đặng Văn Quang Cố vấn TT Thiệu về an ninh và Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Trần Thiện Khiêm.”

Ngày 14 tháng 3
Theo Thủ tướng Khiêm: “Qua ngày hôm sau 14 tháng 3, TT Thiu cùng vi TT Khiêm, Tướng Viên và Tướng Quang đến căn c Cam Ranh và được tướng Phú thuyết trình., Sau khi tướng Phú kết thúc, TT Thiu hi tướng Phú là liu ông có th bo v được Pleiku và Kontum, tướng Phú tr li vi thái độ tiêu cc, ông nói là quân đội Bc Vit quá mnh trong khi lc lượng ca ông thiếu người. Sau đó TT Thiu ra lnh tướng Phú trit thoái quân ra khi hai tnh Pleiku và Kontum.

Khiêm nói là kế hoch thc s thi hành cuc trit thoái không được tho lun trong bui hp và ông không biết đến kế hoch này ch có TT Thiu, Tướng Viên và Tướng Phú biết.
Cũng trong buổi họp,Thiếu tướng Phú đề nghị TT Thiệu thăng cấp đặc cách Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất Chỉ huy trưởng BĐQ/QĐ II kiêm Tư lệnh mặt trận Pleiku-Kontum. TT Thiệu chấp thuận.

Trở về Pleiku, ngay lập tức lúc 19:00H  Thiếu tướng Phú tổ chức buổi lễ đơn giản tại BTL/QĐII để gắn cấp bậc Chuẩn tướng nhiệm chức cho Đại tá Phạm Văn Tất.trước sự hiện diện của một số SQ cao cấp.


Ngày 19 tháng 3

“Ngày 19 tháng 3, Khiêm hướng dẫn một nhóm Tổng trưởng thăm Đà Nẵng và Nha Trang dự trù kế hoạch  chăm sóc người tị nạn, ở Nha Trang ông nhận ra là tướng Phú không có khả năng chỉ huy.

Về lại Sài Gòn trong cùng ngày, ông báo cáo lên TT Thiệu tướng Phú không có khả năng chỉ huy và đề nghị chỉ định vị tướng khác thay thế tướng Phú ở Vùng II.

Tuy nhiên TT Thiu không nghe theo đề ngh ca ông cách chc hoc thay thế tướng Phú.”

Ngày 2 tháng 4


Lúc 10 giờ sáng ngày 2 tháng 4 năm 1975,  Trung tướng Đặng Văn Quang Phụ tá Đặc biệt về Quân sự và An ninh cho Tổng thống Thiệu đã thuyết trình cho TT Thiệu về những biến chuyển gần đây trong Vùng 2 CT:

- Thiếu tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh V2CT vào lúc sáng sớm ngày 02/4/1975 đã ra lệnh Không quân triệt thoái khỏi Phan Rang. Sau đó ông lên máy bay và không ai trong Bộ TTM biết ông đi đâu. Không liên lạc được với ông.

Tỉnh trưởng Đà Lạt cũng rời nhiệm sở mặc dù không được phép. Phan Rang bắt đầu hỗn loạn và đang lan xuống Phan Thiết.

TT Thiệu ra lệnh binh sĩ ở Phan Rang phải đứng lên chiến đấu. Bộ TTM nên gởi tăng viện nếu cần để bảo đảm binh sĩ không bỏ chạy. Lính ở Phan Rang không nên bỏ chạy xuống Bình Tuy và lính ở Bình Tuy không nên bỏ chạy xuống Sài Gòn.

Thiệu nói: “chặn lại --ở khắp nơi -- không để họ bỏ chạy bằng mọi giá.

- Tông TMT Đại tướng Cao Văn Viên đề nghị Trung tướng Nguyễn Văn Toàn TL/V3CT nhận lãnh luôn trách nhiệm ở Phan Rang, Phan Thiết vì Vùng 2 không còn hệ thống chỉ huy. TT Thiệu đồng ý ngay lập tức.

Ngày 5/4/1975


Bản tin CIA ngày 5 tháng 4-1975 cho hay Tướng Ngô Quang Trưởng nằm trong bệnh viện ở Sài Gòn đang hồi phục từ cuộc giải phẩu nhỏ.

Tướng Phạm Văn Phú cựu TL/QĐII cũng đang ở trong Bệnh viện ở Sài Gòn lý do bị căng thẳng thần kinh. Sau bài diễn văn của Tổng thống Thiệu ngày hôm qua, những người thân cận với ông đã bày tỏ sự lo lắng là Tướng Phú có thể bị trừng phạt. Thiệu nói là một vài cấp chỉ huy quân đội có một phần trách nhiệm cho sự tan rả trong những tuần gần đây. Ông bất mãn với những gì ông cho là những quyết định vội vàng của Trưởng và Phú bỏ vùng của họ.


Ngày 30 tháng 4

Tướng Phạm Văn Phú cựu TL/QĐII từ trần sau khi đã quyết định tự tử bằng liều thuốc độc cực mạnh.
_________________________________________________________________________
PH CHÚ
••• Nhận xét về mối liên hệ giữa Thủ tướng Khiêm và Tướng Phú đã được Phạm Huấn trình bày trong “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975”:
Trang 85


Trang 91


••• Về lực lượng CQ tấn công BMT sáng ngày 10/3/1975
- Các đơn vị cộng sản tham gia vào cuộc tấn công đã được xác định là Tiểu đoàn 5/Trung đoàn 25, Trung đoàn Pháo binh Lâm Đồng và Tiểu đoàn 401 Đặc công VC.

••• Về tăng viện
- Tướng Phú: ngay trong ngày 10/3/1975, ông đã yêu cầu Bộ TTM ở Sài Gòn gởi thêm một Liên đoàn BĐQ và KQVN cung cấp 100 phi vụ không kích mỗi ngày (hôm qua 9/3 ông đã có 60 phi vụ).  Ông sẽ yêu cầu cung cấp C-130 vào tuần tới để tiếp tế các quân cụ thiết yếu. Cho đến nay không có vấn đề về tiếp vận hay thiếu đạn.
- Đại tá William E. Le Gro “Vietnam from Cease-Fire to Capitulation”
Trang 149

Trang 151

- Ngày 14/3, LĐ 7/BĐQ đến Pleiku thay thế Trung đoàn 44 BB (071837 ngày 15/3/75)
- Ngày 15 tháng 3, ở tỉnh Darlac, CQ do xe tăng dẫn đầu đã tràn ngập BCH/Chi khu Phước An cách BMT khoảng 30 dặm về phía Đông; và BCH của Trung đoàn 45, cùng với Trung đoàn 44 và LĐ 21/BĐQ có nhiệm vụ tấn công và tái chiếm Ban Mê Thuột, đã được dời về phía Đông dọc theo QL-21.
(085812   ngày 17/3/75)

NHẬN XÉT
- Ngày 10/3 khi CQ chỉ chiếm một phần BMT, Tướng Phú yêu cầu BTTM tăng viện một LĐ/BĐQ để phản công nhưng không được chấp thuận, đến ngày 14/3 khi TT Thiệu quyết định bỏ Kontum và Pleiku,  Bộ TTM lại gởi LĐ7/BĐQ đến Pleiku để thay thế Trung đoàn 44 BB tăng viện cho lực lượng tái chiếm BMT.
Cuộc phản công tái chiếm BMT thất bại, LĐ 7/BĐQ rút lui theo đoàn quân trên LTL 7B cuối cùng chỉ làm tổn hao lực lượng.

Comments

Popular posts from this blog

tổng thống nguyễn văn thiệu nói và làm, thủ tướng trần thiện khiêm, lưu vong đài loan, kissinger,

thiếu tướng Phạm văn phú, sư đoàn 22BB, sư đoàn 23BB, sư đoàn 320, sư đoàn 968, ban mê thuột, pleiku, kontum, darlac, biệt động quân, vùng 2ct, quân đoàn 2